Trà Vinh là tỉnh thuộc khu vực Tây Nam Bộ. Phía Đông Trà Vinh giáp Biển Đông; phía Tây giáp Vĩnh Long; phía Nam giáp Sóc Trăng; phía Bắc giáp Bến Tre. Tỉnh Trà Vinh có diện tích tự nhiên 2.341 km2, phát triển mạnh kinh tế nông nghiệp.
Những cây trồng chủ lực của tỉnh gồm: dừa, mít, bắp và các loại cây ăn quả khác. Diện tích trồng dừa hơn 14.500 ha, sản lượng 130 triệu trái. Trong đó, dừa sáp là đặc sản của Trà Vinh, được trồng nhiều tại các xã Hòa Tân, Hòa Ân, Thông Hòa và thị trấn Cầu Kè (huyện Cầu Kè).
Dừa sáp có hình dáng giống như quả dừa bình thường nhưng đặc ruột, cơm dày, mềm dẻo và béo hơn. Theo các tài liệu xưa, cây dừa sáp xuất hiện ở huyện Cầu Kè khoảng năm 1940-1960 do một nhà sư người Khmer sang thăm Campuchia mang về làm giống. Do đột biến gen, hoặc do điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết ở vùng đất Cầu Kè khiến dừa cho trái sáp đặc biệt.
Câu 2: Vùng đất Trà Vinh trước đây có tên gọi là Trà Vang. Tên gọi này có từ khi nào?