Ngôi nhà hai tầng là nơi sinh sống của cặp vợ chồng trẻ có hai con nhỏ, có mặt tiền hướng ra sông Hàn.
Công trình được phân chia theo hai công năng chính rõ rệt. Tầng trệt là không gian sinh hoạt chung, không vách ngăn cùng cửa kính cỡ lớn, mục đích tạo ra không gian sống có mối liên hệ chặt chẽ với thiên nhiên. Trong khi đó, các phòng riêng ở tầng hai dành cho sự riêng tư, thân mật.
Ngôi nhà hai tầng là nơi sinh sống của cặp vợ chồng trẻ có hai con nhỏ, có mặt tiền hướng ra sông Hàn.
Công trình được phân chia theo hai công năng chính rõ rệt. Tầng trệt là không gian sinh hoạt chung, không vách ngăn cùng cửa kính cỡ lớn, mục đích tạo ra không gian sống có mối liên hệ chặt chẽ với thiên nhiên. Trong khi đó, các phòng riêng ở tầng hai dành cho sự riêng tư, thân mật.
Khi thiết kế, kiến trúc sư đã cố gắng trả lại nhiều nhất diện tích cây xanh cho không gian sống bằng cách bố trí những mảng xanh len lỏi khắp các khu vực. Để hạn chế bức xạ nhiệt và hiệu ứng đô thị, kiến trúc sư đã đưa ra ba giải pháp.
Một là giải pháp tự nhiên, dùng cây xanh làm vườn trên tường và trên mái. Hai là dùng hệ lam có tác dụng chắn bớt nắng. Thứ ba là tạo đối lưu gió bằng cách mở nhiều cửa về hướng Đông và Nam để đón gió mát. Tất cả các giải pháp trên nhằm hạn chế tác động xấu từ thời tiết và giảm thiểu năng lượng tiêu thụ điện.
Khi thiết kế, kiến trúc sư đã cố gắng trả lại nhiều nhất diện tích cây xanh cho không gian sống bằng cách bố trí những mảng xanh len lỏi khắp các khu vực. Để hạn chế bức xạ nhiệt và hiệu ứng đô thị, kiến trúc sư đã đưa ra ba giải pháp.
Một là giải pháp tự nhiên, dùng cây xanh làm vườn trên tường và trên mái. Hai là dùng hệ lam có tác dụng chắn bớt nắng. Thứ ba là tạo đối lưu gió bằng cách mở nhiều cửa về hướng Đông và Nam để đón gió mát. Tất cả các giải pháp trên nhằm hạn chế tác động xấu từ thời tiết và giảm thiểu năng lượng tiêu thụ điện.
Thiết kế nổi bật nhất của ngôi nhà nằm ở khu vực mái. Kiến trúc sư đã biến mái nhà thành một khu vườn lấy cảm hứng từ hình ảnh những mảnh ruộng bậc thang trên vùng Tây Bắc. Tại đó, gia chủ trồng rau xanh và cây cối biến mái nhà thành một tấm thảm thực vật, giúp giảm ô nhiễm không khí và hấp thụ nước mưa chảy tràn. Điều này làm giảm chi phí năng lượng và duy trì độ bền của cấu trúc mái nhà.
Thiết kế nổi bật nhất của ngôi nhà nằm ở khu vực mái. Kiến trúc sư đã biến mái nhà thành một khu vườn lấy cảm hứng từ hình ảnh những mảnh ruộng bậc thang trên vùng Tây Bắc. Tại đó, gia chủ trồng rau xanh và cây cối biến mái nhà thành một tấm thảm thực vật, giúp giảm ô nhiễm không khí và hấp thụ nước mưa chảy tràn. Điều này làm giảm chi phí năng lượng và duy trì độ bền của cấu trúc mái nhà.
Ở khu vực này, kiến trúc sư đã sử dụng hệ thống tưới và thu hồi nước tự động. Khi nước mưa rơi xuống sẽ được hệ thống thu nhận và đưa về bể chứa ngầm dưới đất để tái sử dụng tuần hoàn.
Theo kiến trúc sư phụ trách, việc trồng cây trên mái không chỉ giúp ích cuộc sống hàng ngày của gia đình mà còn giúp ngôi nhà thêm bền vững nhờ được giảm bức xạ nhiệt, giữ cho nhiệt độ bề mặt bê tông luôn ổn định, tránh nứt gãy.
Ở khu vực này, kiến trúc sư đã sử dụng hệ thống tưới và thu hồi nước tự động. Khi nước mưa rơi xuống sẽ được hệ thống thu nhận và đưa về bể chứa ngầm dưới đất để tái sử dụng tuần hoàn.
Theo kiến trúc sư phụ trách, việc trồng cây trên mái không chỉ giúp ích cuộc sống hàng ngày của gia đình mà còn giúp ngôi nhà thêm bền vững nhờ được giảm bức xạ nhiệt, giữ cho nhiệt độ bề mặt bê tông luôn ổn định, tránh nứt gãy.
Phòng khách, nhà bếp, phòng ăn ở tầng một được thiết kế thông suốt với nhau tạo ra không gian lớn và linh hoạt, mục đích hạn chế xây dựng, dành nhiều diện tích hơn cho sân vườn.
Tất cả các phòng đều hướng ra sân vườn thông qua hệ cửa kính trượt, mang ánh sáng tự nhiên vào bên trong cũng như hạn chế tối đa việc tiêu thụ điện năng. Khi cần thiết, các tấm kính được kéo dồn về một góc, khiến ngôi nhà như được mở toang, xoá nhòa ranh giới giữa trong ngoài-trên dưới.
Phòng khách, nhà bếp, phòng ăn ở tầng một được thiết kế thông suốt với nhau tạo ra không gian lớn và linh hoạt, mục đích hạn chế xây dựng, dành nhiều diện tích hơn cho sân vườn.
Tất cả các phòng đều hướng ra sân vườn thông qua hệ cửa kính trượt, mang ánh sáng tự nhiên vào bên trong cũng như hạn chế tối đa việc tiêu thụ điện năng. Khi cần thiết, các tấm kính được kéo dồn về một góc, khiến ngôi nhà như được mở toang, xoá nhòa ranh giới giữa trong ngoài-trên dưới.
Ngôi nhà mang phong cách hiện đại, tập trung vào yếu tố tự nhiên, ánh sáng để tạo điểm nhấn.
Đồ nội thất vì thế được bố trí theo hướng tự do, không gò bó, sử dụng màu trung tính, tập trung vào việc tận dụng ánh sáng tự nhiên.
Ngôi nhà mang phong cách hiện đại, tập trung vào yếu tố tự nhiên, ánh sáng để tạo điểm nhấn.
Đồ nội thất vì thế được bố trí theo hướng tự do, không gò bó, sử dụng màu trung tính, tập trung vào việc tận dụng ánh sáng tự nhiên.
Cầu thang xoắn dẫn lối lên tầng hai không chỉ là nút giao thông trong nhà mà còn là điểm nhấn sáng giá tô điểm cho không gian nội thất. Đường xoắn ốc tạo nét mềm mại, uyển chuyển, phá vỡ sự thô cứng của bê tông và sắt thép.
Việc sử dụng cầu thang xoắn cũng tiết kiệm diện tích. Phía dưới chân cầu thang còn được bố trí thêm không gian nghỉ ngơi, thư giãn cho gia chủ.
Cầu thang xoắn dẫn lối lên tầng hai không chỉ là nút giao thông trong nhà mà còn là điểm nhấn sáng giá tô điểm cho không gian nội thất. Đường xoắn ốc tạo nét mềm mại, uyển chuyển, phá vỡ sự thô cứng của bê tông và sắt thép.
Việc sử dụng cầu thang xoắn cũng tiết kiệm diện tích. Phía dưới chân cầu thang còn được bố trí thêm không gian nghỉ ngơi, thư giãn cho gia chủ.
Một khung kính tròn bằng kính cường lực nối từ sàn cầu thang tầng hai lên đến trần nhà vừa tạo tính thẩm mỹ, vừa phản chiếu ánh sáng tối đa. Khung kính giúp không gian xung quanh luôn sáng sủa, thoáng đãng, tạo cảm giác ngôi nhà như được nới rộng.
Một khung kính tròn bằng kính cường lực nối từ sàn cầu thang tầng hai lên đến trần nhà vừa tạo tính thẩm mỹ, vừa phản chiếu ánh sáng tối đa. Khung kính giúp không gian xung quanh luôn sáng sủa, thoáng đãng, tạo cảm giác ngôi nhà như được nới rộng.
Khu vực tầng hai có hai phòng ngủ và phòng thờ, đều hướng ra sân vườn qua những cửa kính cỡ lớn, hưởng nguồn gió mát từ sông thổi vào.
Ở tầng hai, kiến trúc sư thiết kế thêm hệ cửa lam để hạn chế ánh nắng khi cần thiết, đồng thời vẫn đảm bảo thông gió. Hệ lam tạo nên lớp vỏ thứ hai cho công trình và thay đổi theo nhu cầu người sử dụng. Nó cũng giảm bớt tiếng ồn và hạn chế bụi bặm, mang lại sự yên tĩnh cho những người sống trong nhà.
Khu vực tầng hai có hai phòng ngủ và phòng thờ, đều hướng ra sân vườn qua những cửa kính cỡ lớn, hưởng nguồn gió mát từ sông thổi vào.
Ở tầng hai, kiến trúc sư thiết kế thêm hệ cửa lam để hạn chế ánh nắng khi cần thiết, đồng thời vẫn đảm bảo thông gió. Hệ lam tạo nên lớp vỏ thứ hai cho công trình và thay đổi theo nhu cầu người sử dụng. Nó cũng giảm bớt tiếng ồn và hạn chế bụi bặm, mang lại sự yên tĩnh cho những người sống trong nhà.
Hiên nhà rộng là không gian đệm lý tưởng giúp giảm cường độ ánh sáng gắt và giảm lượng nước mưa hắt vào bên trong. Đây cũng là nơi thư giãn của gia chủ mỗi khi rảnh rỗi.
Hồ nước nhỏ trước nhà giúp điều hòa và làm mát không khí. Đài phun nước hình vòng cung được vận hành tuần hoàn cùng với nước hồ. Theo đó, nước từ bên dưới được đưa lên các đầu phun và được kích hoạt theo nhu cầu gia chủ.
Hiên nhà rộng là không gian đệm lý tưởng giúp giảm cường độ ánh sáng gắt và giảm lượng nước mưa hắt vào bên trong. Đây cũng là nơi thư giãn của gia chủ mỗi khi rảnh rỗi.
Hồ nước nhỏ trước nhà giúp điều hòa và làm mát không khí. Đài phun nước hình vòng cung được vận hành tuần hoàn cùng với nước hồ. Theo đó, nước từ bên dưới được đưa lên các đầu phun và được kích hoạt theo nhu cầu gia chủ.
Trang Vy
Thiết kế: 85 Design
Kiến trúc sư chủ trì: Tô Hữu Dũng