![](https://vcdn1-dulich.vnecdn.net/2025/02/06/89c9970f178da8d3f19c-1738809111.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=QVFUQ4H1gBW_jilNe9OHfg)
Thúy Vân là núi nhỏ nằm gần cửa biển Tư Hiền, thuộc địa phận làng Hiền An, xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, cách trung tâm thành phố Huế 60 km.
Núi nổi lên như một ốc đảo xanh giữa đầm Cầu Hai. Trên núi Thúy Vân có chùa Thánh Duyên cổ kính được bao phủ bởi rừng mù u, thông, lim hàng trăm năm tuổi. Núi là điểm đến ngắm cảnh thiên nhiên nổi tiếng ở Huế, cùng là điểm du xuân hút khách.
Nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa Huế Phạm Đức Thành Dũng, cho biết vua Thiệu Trị từng vãng cảnh Thúy Vân và xếp núi vào hàng thứ 9 trong 20 thắng cảnh của xứ Thần Kinh (Thừa Thiên Huế ngày nay). Vua cũng đề thơ "Vân Sơn thắng tích" khắc trên bia đá cho dựng ở chùa Thánh Duyên.
Thúy Vân là núi nhỏ nằm gần cửa biển Tư Hiền, thuộc địa phận làng Hiền An, xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, cách trung tâm thành phố Huế 60 km.
Núi nổi lên như một ốc đảo xanh giữa đầm Cầu Hai. Trên núi Thúy Vân có chùa Thánh Duyên cổ kính được bao phủ bởi rừng mù u, thông, lim hàng trăm năm tuổi. Núi là điểm đến ngắm cảnh thiên nhiên nổi tiếng ở Huế, cùng là điểm du xuân hút khách.
Nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa Huế Phạm Đức Thành Dũng, cho biết vua Thiệu Trị từng vãng cảnh Thúy Vân và xếp núi vào hàng thứ 9 trong 20 thắng cảnh của xứ Thần Kinh (Thừa Thiên Huế ngày nay). Vua cũng đề thơ "Vân Sơn thắng tích" khắc trên bia đá cho dựng ở chùa Thánh Duyên.
![](https://vcdn1-dulich.vnecdn.net/2025/02/06/ebe893a71225ad7bf434-1738809092.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=AxarW9G-wE3Grt0eucbeew)
Khung cảnh từ núi Thúy Vân nhìn ra cửa biển được nhiếp ảnh gia Nguyễn Phong, sống tại TP Huế, chụp trong chuyến du xuân hôm 5/2.
Chùa Thánh Duyên là điểm nhấn nổi bật trong khung cảnh núi non của Thúy Vân. Chùa từng có tên là Mỹ Am Sơn Tự, được đổi tên từ năm 1644 khi chúa Nguyễn Phúc Tần cho xây dựng điện Đại Hùng trên núi. Năm 1836, nhân lễ đại khánh mừng Thuận Thiên Hoàng Thái hậu 70 tuổi, vua Minh Mạng tiếp tục cho sửa sang xây dựng thêm lầu cho chùa.
Khung cảnh từ núi Thúy Vân nhìn ra cửa biển được nhiếp ảnh gia Nguyễn Phong, sống tại TP Huế, chụp trong chuyến du xuân hôm 5/2.
Chùa Thánh Duyên là điểm nhấn nổi bật trong khung cảnh núi non của Thúy Vân. Chùa từng có tên là Mỹ Am Sơn Tự, được đổi tên từ năm 1644 khi chúa Nguyễn Phúc Tần cho xây dựng điện Đại Hùng trên núi. Năm 1836, nhân lễ đại khánh mừng Thuận Thiên Hoàng Thái hậu 70 tuổi, vua Minh Mạng tiếp tục cho sửa sang xây dựng thêm lầu cho chùa.
![](https://vcdn1-dulich.vnecdn.net/2025/02/06/5608b05531d78e89d7c6-1738809081.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=r6YS9V4-Uh0pnxakzg3QFQ)
Đường lên chùa với hàng trăm bậc đá giữa những hàng cây tạo mang đến cảm giác bình yên. Cổng chùa được thiết kế tam quan theo dạng cổ lâu, đặc trưng của các công trình Phật giáo thời Nguyễn.
Đường lên chùa với hàng trăm bậc đá giữa những hàng cây tạo mang đến cảm giác bình yên. Cổng chùa được thiết kế tam quan theo dạng cổ lâu, đặc trưng của các công trình Phật giáo thời Nguyễn.
![](https://vcdn1-dulich.vnecdn.net/2025/02/06/9c0c3529b4ab0bf552ba-1738809102.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=mrCq-TH_ab4X3055F1RBbw)
Tháp Điều Ngự nằm trên đỉnh núi, ở độ cao gần 50 m. Từ tháp có thể nhìn bao quát đầm Cầu Hai được bao bọc bởi dãy Ngũ Phong. Tháp được xây liền khối bằng gạch, cấu trúc ba tầng, cao khoảng 15 m.
Anh Phong nhận xét khung cảnh núi non mây trời ở đây "như tranh thủy mặc".
Tháp Điều Ngự nằm trên đỉnh núi, ở độ cao gần 50 m. Từ tháp có thể nhìn bao quát đầm Cầu Hai được bao bọc bởi dãy Ngũ Phong. Tháp được xây liền khối bằng gạch, cấu trúc ba tầng, cao khoảng 15 m.
Anh Phong nhận xét khung cảnh núi non mây trời ở đây "như tranh thủy mặc".
![](https://vcdn1-dulich.vnecdn.net/2025/02/06/18202097a615194b4004-1738809052.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=zwtPpzV0wYKM3xcf9K8ciw)
Tháp Điều Ngự mang đậm dấu ấn kiến trúc triều Nguyễn, với cổng chính sử dụng gạch vồ, bao quanh bởi tường vôi vữa. Giữa vòm cửa là dòng chữ Điều Ngự Tháp khắc bằng Hán tự.
Tháp Điều Ngự mang đậm dấu ấn kiến trúc triều Nguyễn, với cổng chính sử dụng gạch vồ, bao quanh bởi tường vôi vữa. Giữa vòm cửa là dòng chữ Điều Ngự Tháp khắc bằng Hán tự.
Đình Tiến Sảng phía sau tháp Điều Ngự nơi dành cho khách nghỉ ngơi sau khi vãng cảnh chùa.
![](https://vcdn1-dulich.vnecdn.net/2025/02/06/de30726bf4e94bb712f8-1738809061.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=lenP2a4iQiyaEE95cvxalg)
Bên cạnh chính điện chùa Thánh Duyên là bia đá cổ. Trên bia khắc 4 bài thơ ngự chế của vua Minh Mạng ca ngợi cảnh đẹp núi Thúy Vân, chùa Thánh Duyên, gác Đại Từ và tháp Điều Ngự.
Bên cạnh chính điện chùa Thánh Duyên là bia đá cổ. Trên bia khắc 4 bài thơ ngự chế của vua Minh Mạng ca ngợi cảnh đẹp núi Thúy Vân, chùa Thánh Duyên, gác Đại Từ và tháp Điều Ngự.
![](https://vcdn1-dulich.vnecdn.net/2025/02/06/4da67384f70648581117-1738809044.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=afnDiXTzVxoOL1b8sG8Fpw)
Khu vực chính điện của chùa Thánh Duyên có thiết kế ba gian hai chái, mái lợp ngói liệt, mặt tiền có năm cửa vào. Gian chính giữa thờ các tượng Phật sơn son thếp vàng, hai bên tả hữu điện thờ 18 tượng La Hán.
Đại đức Thích Minh Chính, giám tự chùa Thánh Duyên, cho biết chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật pháp tự, pháp khí có giá trị như chuông đồng, bia đá và nhiều tượng cổ quý hiếm.
Khu vực chính điện của chùa Thánh Duyên có thiết kế ba gian hai chái, mái lợp ngói liệt, mặt tiền có năm cửa vào. Gian chính giữa thờ các tượng Phật sơn son thếp vàng, hai bên tả hữu điện thờ 18 tượng La Hán.
Đại đức Thích Minh Chính, giám tự chùa Thánh Duyên, cho biết chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật pháp tự, pháp khí có giá trị như chuông đồng, bia đá và nhiều tượng cổ quý hiếm.
![](https://vcdn1-dulich.vnecdn.net/2025/02/06/460087029-538487405491403-8455047457312684342-n-1738826101.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=uA94m7yRRx8zaWPAdXn1Xw)
Dưới chân núi Thúy Vân, đầm Cầu Hai là một phần của phá Tam Giang - hệ sinh thái nước lợ lớn nhất Đông Nam Á, rộng 22.000 ha. Nhiếp ảnh gia Nguyễn Phong gợi ý du khách đến đây có thể "săn" bình minh, hoàng hôn và trải nghiệm cuộc sống sông nước. Du khách có thể cùng ngư dân tham gia đánh bắt thủy sản và thưởng thức những món ăn đặc sản từ cá, tôm nước lợ, chế biến kiểu địa phương.
Nếu di chuyển từ thành phố Huế, du khách có thể lựa chọn hướng Thuận An, sau đó đi theo đường ven biển, tổng quãng đường khoảng 40 km. Một lựa chọn khác là di chuyển theo quốc lộ 1A, đến đầu phía Bắc hầm Phước Tượng, rẽ trái và tiếp tục theo quốc lộ 49B, đi thêm khoảng 10 km để đến núi.
Dưới chân núi Thúy Vân, đầm Cầu Hai là một phần của phá Tam Giang - hệ sinh thái nước lợ lớn nhất Đông Nam Á, rộng 22.000 ha. Nhiếp ảnh gia Nguyễn Phong gợi ý du khách đến đây có thể "săn" bình minh, hoàng hôn và trải nghiệm cuộc sống sông nước. Du khách có thể cùng ngư dân tham gia đánh bắt thủy sản và thưởng thức những món ăn đặc sản từ cá, tôm nước lợ, chế biến kiểu địa phương.
Nếu di chuyển từ thành phố Huế, du khách có thể lựa chọn hướng Thuận An, sau đó đi theo đường ven biển, tổng quãng đường khoảng 40 km. Một lựa chọn khác là di chuyển theo quốc lộ 1A, đến đầu phía Bắc hầm Phước Tượng, rẽ trái và tiếp tục theo quốc lộ 49B, đi thêm khoảng 10 km để đến núi.
Tuấn Anh
Ảnh: Nguyễn Phong