Theo quan niệm của dân gian, trời có hình tròn, còn đất có hình vuông. Do vậy, bánh giầy có hình tròn, trắng muốt, hình vòng cung tượng trưng cho bầu trời. Loại bánh này thường được dùng để cúng tế, cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa. Bánh chưng được gói vuông vức trong lá dong xanh, bên trong chứa nhân thịt lợn, đậu xanh, tượng trưng cho đất. Cặp bánh chưng thường được dùng trong ngày tết để cúng gia tiên và tỏ lòng biết ơn với trời đất.
Bánh chưng, bánh giầy gắn liền với sự tích về Lang Liêu, con trai thứ 18 của vua Hùng thứ 6. Với tính tình hiền hậu, hiếu thảo với cha mẹ, trong một giấc mộng, ông được Thần dặn làm 2 loại bánh, thể hiện sự trân quý với hạt gạo, tượng trưng cho đất, trời và tượng hình cha mẹ đùm bọc con cái. Sau đó, Lang Liêu đã được truyền ngôi vua nhờ loại bánh này.
Câu 3: Theo truyền thống, cây nêu được dựng vào ngày nào?

Cây nêu giúp xua đuổi ma quỷ và mang lại bình an. Ảnh: Đắc Đức.