Núi Yên Tử cao 1.068m, cách Hà Nội khoảng 130 km và Hải Phòng khoảng 40 km về phía đông bắc. Từ Hà Nội, bạn có thể đi Yên Tử bằng xe máy, hoặc xe khách (tuyến Hà Nội – Quảng Ninh) đi theo đường quốc lộ 18. Nếu đi xe khách bạn xuống ở đền Trình Yên Tử, sau đó bắt tiếp một tuyến xe bus ở ngay ngã 3 giao giữa quốc lộ 18 và đường vào Yên Tử, xe bus chạy tới chân núi Yên Tử. Từ Hải Phòng và các tỉnh lân cận khác bạn có thể đi theo quốc lộ 10, qua cầu Kiền, tới quốc lộ 18 rẽ trái khoảng 5 km là tới đền Trình và lối rẽ vào Yên Tử.
Núi Yên Tử cao 1.068m, cách Hà Nội khoảng 130 km và Hải Phòng khoảng 40 km về phía đông bắc. Từ Hà Nội, bạn có thể đi Yên Tử bằng xe máy, hoặc xe khách (tuyến Hà Nội – Quảng Ninh) đi theo đường quốc lộ 18. Nếu đi xe khách bạn xuống ở đền Trình Yên Tử, sau đó bắt tiếp một tuyến xe bus ở ngay ngã 3 giao giữa quốc lộ 18 và đường vào Yên Tử, xe bus chạy tới chân núi Yên Tử. Từ Hải Phòng và các tỉnh lân cận khác bạn có thể đi theo quốc lộ 10, qua cầu Kiền, tới quốc lộ 18 rẽ trái khoảng 5 km là tới đền Trình và lối rẽ vào Yên Tử.
Mỗi năm Yên Tử đón hàng trăm nghìn lượt khách, nhưng năm nào cũng vậy, bắt đầu từ ngày mùng 1 đã có đông du khách đi lễ chùa. Nếu có thể bạn nên đi vào ngày thường, tránh cuối tuần đông khách thường hay xảy ra tình trạng ách tắc, chen lấn.
Mỗi năm Yên Tử đón hàng trăm nghìn lượt khách, nhưng năm nào cũng vậy, bắt đầu từ ngày mùng 1 đã có đông du khách đi lễ chùa. Nếu có thể bạn nên đi vào ngày thường, tránh cuối tuần đông khách thường hay xảy ra tình trạng ách tắc, chen lấn.
Đoạn đường lên đến đỉnh thiêng (chùa Đồng) Yên Tử dài gần 6 km, với hàng nghìn bậc thang đá trải dài. Du khách sẽ được tham quan 6 ngôi chùa cổ kính, là chùa Giải Oan ở chân núi, tiếp đến là chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, chùa Vân Tiêu và cao nhất là chùa Đồng ở độ cao 1.068m.
Đoạn đường lên đến đỉnh thiêng (chùa Đồng) Yên Tử dài gần 6 km, với hàng nghìn bậc thang đá trải dài. Du khách sẽ được tham quan 6 ngôi chùa cổ kính, là chùa Giải Oan ở chân núi, tiếp đến là chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, chùa Vân Tiêu và cao nhất là chùa Đồng ở độ cao 1.068m.
Cảnh quan trên đường lên Yên Tử đẹp như tranh thủy mặc. Càng lên cao càng đẹp, không khí trong lành. Ở chân núi, tiếng suối Giải Oan róc rách. Tương truyền khi vua Trần Nhân Tông quyết định lên Yên Tử tu hành, cung tần mỹ nữ tìm lên núi để khuyên người trở về nhưng không được nên đắm mình xuống suối tự vẫn. Vua cho lập chùa Giải Oan để thờ.
Cảnh quan trên đường lên Yên Tử đẹp như tranh thủy mặc. Càng lên cao càng đẹp, không khí trong lành. Ở chân núi, tiếng suối Giải Oan róc rách. Tương truyền khi vua Trần Nhân Tông quyết định lên Yên Tử tu hành, cung tần mỹ nữ tìm lên núi để khuyên người trở về nhưng không được nên đắm mình xuống suối tự vẫn. Vua cho lập chùa Giải Oan để thờ.
Có hai cách để bạn có thể leo lên đỉnh chùa Đồng Yên Tử là đi bộ hoặc cáp treo. Theo đường bộ, trên đường lên chùa Hoa Yên, du khách sẽ đi qua rừng tùng cổ thụ trên 700 tuổi và rừng trúc. Cáp treo chỉ lên đến chân tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Để lên được đỉnh núi, bạn phải vượt qua một quãng đường ngắn có những tảng đá nhấp nhô. Giá vé cáp treo một lượt 100.000 đồng và khứ hồi dao động từ 180.000 đến 280.000 đồng. Miễn vé cho người già trên 70 tuổi và trẻ em cao dưới 1,2m.
Có hai cách để bạn có thể leo lên đỉnh chùa Đồng Yên Tử là đi bộ hoặc cáp treo. Theo đường bộ, trên đường lên chùa Hoa Yên, du khách sẽ đi qua rừng tùng cổ thụ trên 700 tuổi và rừng trúc. Cáp treo chỉ lên đến chân tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Để lên được đỉnh núi, bạn phải vượt qua một quãng đường ngắn có những tảng đá nhấp nhô. Giá vé cáp treo một lượt 100.000 đồng và khứ hồi dao động từ 180.000 đến 280.000 đồng. Miễn vé cho người già trên 70 tuổi và trẻ em cao dưới 1,2m.
Bên cạnh những cây tùng cổ thụ, còn có những cây đại hơn 700 tuổi, quanh năm không ra lá, ra hoa, chỉ có rêu phong phủ kín thân. Với những người đi bộ nên mặc quần áo gọn, nhẹ, không mang theo nhiều hành lý cồng kềnh. Chỉ nên mang theo nước và một ít đồ ăn nhẹ để dự phòng, trên đường leo núi có nhiều hàng quán bán đồ ăn phục vụ du khách. Nếu đi bộ bạn nên đi giày thể thao và mua một cây gậy tre để chống khi xuống, tránh đau khớp gối.
Bên cạnh những cây tùng cổ thụ, còn có những cây đại hơn 700 tuổi, quanh năm không ra lá, ra hoa, chỉ có rêu phong phủ kín thân. Với những người đi bộ nên mặc quần áo gọn, nhẹ, không mang theo nhiều hành lý cồng kềnh. Chỉ nên mang theo nước và một ít đồ ăn nhẹ để dự phòng, trên đường leo núi có nhiều hàng quán bán đồ ăn phục vụ du khách. Nếu đi bộ bạn nên đi giày thể thao và mua một cây gậy tre để chống khi xuống, tránh đau khớp gối.
Trên núi Yên Tử còn có khu vực tháp cổ, trung tâm là ngọn tháp Huệ Quang lưu giữ xá lị của Phật Hoàng Trần Nhân Tông.
Trên núi Yên Tử còn có khu vực tháp cổ, trung tâm là ngọn tháp Huệ Quang lưu giữ xá lị của Phật Hoàng Trần Nhân Tông.
Cao nhất, thiêng liêng nhất là ngôi chùa Đồng. Để đến được đây du khách đã trải qua một quãng đường gập gềnh núi đá, qua bao gian nan, để rồi được đền đáp bởi không khí trong lành, mát lạnh, tươi mới. Nơi đây gần như quanh năm mây mù che phủ. Những ngày trời quang mây, đứng trên đỉnh núi có thể phóng tầm mắt khắp khu vực dãy núi Đông Triều trùng trùng, điệp điệp.
Cao nhất, thiêng liêng nhất là ngôi chùa Đồng. Để đến được đây du khách đã trải qua một quãng đường gập gềnh núi đá, qua bao gian nan, để rồi được đền đáp bởi không khí trong lành, mát lạnh, tươi mới. Nơi đây gần như quanh năm mây mù che phủ. Những ngày trời quang mây, đứng trên đỉnh núi có thể phóng tầm mắt khắp khu vực dãy núi Đông Triều trùng trùng, điệp điệp.
Trần Việt Anh