Thịt trâu nấu lá lồm Món ăn này của người Mường ở Hòa Bình rất phổ biến. Thịt trâu đem thui, cạo sạch sẽ sau đó bung cho mềm. Khi thịt chín tương đối thì thái miếng nhỏ hơn, cho vào nồi đất hầm kỹ. Lá lồm (một loại lá chua) giã nhỏ và gạo tấm cho vào nồi hầm chung với thịt trâu. Cứ giữ lửa cho đến khi gạo tấm nở và sánh lại là được. Thịt trâu hầm xong nhừ kỹ, ngấm vị chua lá lồm và hương gạo, khá dễ ăn. Ảnh: dulichthungnai Cá nướng sông Đà Cá được đánh bắt từ sông Đà, mang về đem nướng trên than hồng. Trước khi nướng, cá được xiên các que tre nhỏ từ miệng xuống tận đuôi, rồi dùng kẹp tre xanh kẹp vào để cho cá khỏi rơi, gãy. Cá nướng được đem rắc muối gói lá chuối, đồ lên rồi mới ăn. Sự kết hợp các hương vị của tre tươi, lá chuối và muối làm cho món ăn thực sự hấp dẫn. Du khách sẽ khó mà quên được hương vị món ăn này khi thưởng thức cùng với cơm lam. Ảnh: Lê Bích Măng chua nấu thịt gà Ở Hòa Bình, gà Lạc Sơn được coi là ngon nhất. Gà Lạc Sơn sống trên núi đá vôi, uống nước sông Bưởi nên thịt dai, thơm và lạ. Đây cũng là nguyên liệu lý tưởng để làm món đặc sản măng chua nấu thịt gà. Để món này đúng điệu, người đầu bếp sẽ chọn gà nhỡ, sơ chế, bỏ lòng mề rồi chặt ra từng miếng nhỏ, tiếp đó đem ướp cùng măng chua và các loại gia vị khác, chỉ nửa tiếng là gà ngấm. Khi ấy đem đi nấu bếp củi, lửa đều, không quá to chừng 1-2 tiếng. Đặc biệt, khi gà và măng nhừ, người ta còn cho thêm hạt dổi nướng giã nhỏ vào chung. Ảnh: Mai Thanh Hải Chả cuốn lá bưởi Có lẽ chỉ ở Hòa Bình mới có món này. Thịt lợn ba chỉ sau khi sơ chế không băm nhỏ như các loại chả khác và cũng không ướp quá nhiều loại gia vị. Người ta chỉ thái con chì vừa ăn rồi bỏ chút mắm, hành vào, sau đó cuốn lá bưởi ở ngoài và cho vào kẹp, nướng trên than hồng. Người ăn còn ngửi thấy rõ mùi thơm của thịt quyện với dầu từ lá bưởi. Do được nướng nên thịt không ngấy nhiều, ngược lại còn săn và đậm ngọt. Ngoài ra, lá bưởi cháy cháy, giòn giòn cũng tạo thêm vị cho món chả. Nuốt miếng chả xong còn thấy tê tê đầu lưỡi, không hẳn là cay, không gây khó chịu mà ngược lại, khó quên. Ảnh: dulichthungnai Chả rau đáu Do nhu cầu muốn có một món ăn vừa có vị thanh mát, vừa bổ dưỡng cho sức khỏe, người Mường đã sáng tạo ra món chả rau đáu. Sở dĩ nó trở thành món ăn quý do lá rau đáu là một vị thuốc bổ rất khó trồng, mà chỉ mọc tự nhiên ở các khe suối vào thời tiết lạnh và ẩm ướt như mùa xuân hay đông. Điểm đặc biệt của chả rau đáu so với những món ăn khác đó là sự cẩn trọng từ khâu tìm kiếm nguyên liệu đến chế biến. Để có được những lá rau đáu xanh tươi và đúng hương vị, người làm phải mất cả ngày trời tìm kiếm bên những khe suối trên rừng. Chính vì thế mà khách đến chơi nhà người Mường muốn thưởng thức món ăn này thì phải báo trước vài ngày để chủ nhà chuẩn bị. Ảnh: VOV Cam Cao Phong Cam Cao Phong bắt đầu chín từ tháng 8 âm lịch và kéo dài tới sau Tết mới hết vụ. Có tới 6-7 giống cam được trồng ở đây, bao gồm cam canh, cam lòng vàng, cam ruột đỏ, cam Xã Đoài... Trong đó cam lòng vàng và cam canh được ưa chuộng hơn cả vì mọng nước và có vị ngọt đậm đà. Dọc hai bên đường ở thị trấn Cao Phong có rất nhiều sạp bán cam cho khách đi đường, tuy nhiên cam không được tươi và có thể đã bị trộn các giống cam khác. Vì thế bạn nên đi vào các đường nhánh bên trong, sẽ tìm được các vườn cam bạt ngàn được trồng trên sườn đồi. Bạn có thể thưởng thức ngay tại vườn cũng như mua về làm quà. Măng đắng nướng Muốn có măng đắng ngon phải chọn những mầm măng sặt mới nhú, lấy củi nướng cho đến khi cháy xém, quắt lại, bóc dần từng bẹ chấm vào gói “chẩm chéo” (gồm muối, ớt, lá gừng, mắc khén, lá tỏi và củ tỏi giã nhỏ). Khi ăn ta sẽ cảm nhận được vị đắng ngọt của măng, vị đậm đà của muối, cay nồng của ớt, cay ấm của lá gừng, cay tê của mắc khén, cay rát của tỏi cùng hương vị đặc trưng của nước măng chua và cây măng nướng. Ảnh: sinhcafe Thịt lợn muối chua Dường như thịt lợn ở Hòa Bình luôn có cách chế biến độc đáo. Thịt lợn muối chua cho ta cảm giác thưởng thức cả cây cỏ và vị rừng do cách làm khá độc đáo. Món thịt lợn muối chua được làm rất kỳ công và kết hợp với nhiều loại lá rừng. Tất cả đều là những sản vật sẵn có dễ tìm và mỗi thứ lá được xem là bài thuốc quý có lợi cho cơ thể như lá quế, lá mít, lá trầu không… Ấn tượng ban đầu khi khách tới nhà được người Mường bê ra một mâm thịt lợn muối chua với rổ lá. Khi ăn phải dùng tay cuộn lá với thịt, nhai chậm rãi rất bùi, thơm ngọt, ăn rất lạ miệng. Ảnh: thitchuadacsan Canh Loóng Là món canh được nấu từ nước luộc thịt với nõn cây chuối rừng. Cây chuối rừng đốn về bóc vỏ ngoài lấy nõn thái mỏng nhỏ bóp với muối để xả chất chát, sau đó cho vào nước luộc thịt đun trên bếp củi khoảng 50-60 phút. Rắc vào canh hạt dổi nướng giã nhỏ và lá lốt rừng thái nhuyễn trước khi ăn. Ảnh: vtc Xem thêm: Món ngon trong chợ phiên Mù Cang Chải Theo Ngôi SaoĐà Lạt thu nhỏ ở vùng Tây Bắc Bản Lác, điểm đến thú vị trên bản đồ du lịch Hòa Bình