Suối nước nóng Grand Prismatic, Mỹ
Trang Distractify vừa liệt kê một số cảnh đẹp trên thế giới mà không ít trong số đó khiến du khách nghi ngờ liệu nó có thật hay không. Trong ảnh là Grand Prismatic Hot Spring - suối nước nóng rộng nhất nước Mỹ.
Suối nước nóng Grand Prismatic, Mỹ
Trang Distractify vừa liệt kê một số cảnh đẹp trên thế giới mà không ít trong số đó khiến du khách nghi ngờ liệu nó có thật hay không. Trong ảnh là Grand Prismatic Hot Spring - suối nước nóng rộng nhất nước Mỹ.
Danakil Depression, Ethiopia
Danakil Depression còn được mệnh danh là hỏa diệm sơn của Ethiopia, nằm trên sa mạc Danakil. Đây là vùng đất nóng nhất trên thế giới có người sinh sống, nhiệt độ trung bình vào khoảng 40 độ C.
Danakil Depression, Ethiopia
Danakil Depression còn được mệnh danh là hỏa diệm sơn của Ethiopia, nằm trên sa mạc Danakil. Đây là vùng đất nóng nhất trên thế giới có người sinh sống, nhiệt độ trung bình vào khoảng 40 độ C.
Vườn quốc gia Lençóis Maranhenses, Brazil
Thoạt nhìn qua, nhiều du khách dễ nhầm tưởng vườn quốc gia Lençóis Maranhenses là một sa mạc với cát trắng nóng bỏng. Tuy nhiên nơi đây lại đón nhận một lượng mưa lớn trong năm. Lençóis Maranhenses có nhiều đầm nước với các màu xanh ngọc và xanh lá. Nơi đây là điểm đến sinh thái được nhiều du khách yêu thích.
Vườn quốc gia Lençóis Maranhenses, Brazil
Thoạt nhìn qua, nhiều du khách dễ nhầm tưởng vườn quốc gia Lençóis Maranhenses là một sa mạc với cát trắng nóng bỏng. Tuy nhiên nơi đây lại đón nhận một lượng mưa lớn trong năm. Lençóis Maranhenses có nhiều đầm nước với các màu xanh ngọc và xanh lá. Nơi đây là điểm đến sinh thái được nhiều du khách yêu thích.
Fly Geyser, Mỹ
Du khách khi tới tham quan mạch nước phun Geyser ở tiểu bang Nevada, Mỹ đều cho rằng họ như có cảm giác đặt chân lên sao hỏa bởi phong cảnh đẹp và khác lạ. Những mạch nước phun này không phải do tự nhiên. Một chủ trang trại tư nhân đã khoan một cái giếng với hy vọng nơi đây sẽ biến thành đồng cỏ màu mỡ. Không ngờ, ông lại khoan trúng một túi địa nhiệt nước và sau đó gần 50 năm, nước nóng bắt đầu phun lên từ bề mặt giếng.
Fly Geyser, Mỹ
Du khách khi tới tham quan mạch nước phun Geyser ở tiểu bang Nevada, Mỹ đều cho rằng họ như có cảm giác đặt chân lên sao hỏa bởi phong cảnh đẹp và khác lạ. Những mạch nước phun này không phải do tự nhiên. Một chủ trang trại tư nhân đã khoan một cái giếng với hy vọng nơi đây sẽ biến thành đồng cỏ màu mỡ. Không ngờ, ông lại khoan trúng một túi địa nhiệt nước và sau đó gần 50 năm, nước nóng bắt đầu phun lên từ bề mặt giếng.
Mắt sa mạc ở Sahara, Mauritania
Con mắt của sa mạc Sahara nằm gần Ouadane, Mauritania, còn có tên gọi khác là công trình Richat. Sự ra đời của công trình tự nhiên này là đề tài gây nhiều tranh cãi. Theo một số ý kiến ban đầu, dựa vào các vòng tròn bao nhau, có thể đây là kết quả tác động của thiên thạch hoặc phun trào núi lửa, nhưng chưa có đủ chứng cứ địa chất để củng cố kết luận.
Mắt sa mạc ở Sahara, Mauritania
Con mắt của sa mạc Sahara nằm gần Ouadane, Mauritania, còn có tên gọi khác là công trình Richat. Sự ra đời của công trình tự nhiên này là đề tài gây nhiều tranh cãi. Theo một số ý kiến ban đầu, dựa vào các vòng tròn bao nhau, có thể đây là kết quả tác động của thiên thạch hoặc phun trào núi lửa, nhưng chưa có đủ chứng cứ địa chất để củng cố kết luận.
Cổng Địa ngục, Turkmenistan
Cổng Địa ngục là tên gọi của một mỏ khí thiên nhiên ở Derweze, tỉnh Ahal, Turkmenistan. Cách đây hơn 40 năm, các nhà địa chất Liên Xô đã khoan vào một túi khí. Mặt đất bên dưới giàn khoan bị đổ sụp tạo thành một hố lớn. Để tránh khí rò rỉ gây ngộ độc, người ta quyết định đốt nó nhưng do khí dưới hố quá nhiều nên đến ngày nay, lửa nơi đây vẫn cháy.
Cổng Địa ngục, Turkmenistan
Cổng Địa ngục là tên gọi của một mỏ khí thiên nhiên ở Derweze, tỉnh Ahal, Turkmenistan. Cách đây hơn 40 năm, các nhà địa chất Liên Xô đã khoan vào một túi khí. Mặt đất bên dưới giàn khoan bị đổ sụp tạo thành một hố lớn. Để tránh khí rò rỉ gây ngộ độc, người ta quyết định đốt nó nhưng do khí dưới hố quá nhiều nên đến ngày nay, lửa nơi đây vẫn cháy.
Salar de Uyuni, Bolivia
Cánh đồng muối Salar de Uyuni còn có tên gọi khác là "Tấm gương lớn nhất của chúa trời" bởi có vẻ đẹp trong suốt và rộng lớn. Đây cũng được coi là món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho đất nước Bolivia.
Salar de Uyuni, Bolivia
Cánh đồng muối Salar de Uyuni còn có tên gọi khác là "Tấm gương lớn nhất của chúa trời" bởi có vẻ đẹp trong suốt và rộng lớn. Đây cũng được coi là món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho đất nước Bolivia.
Núi cầu vồng vùng Zhangye Danxia, Trung Quốc
Dải núi cầu vồng này là một phần của Công viên địa chất vùng Zhangye Danxia thuộc tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Theo nghiên cứu, hàng trăm lớp sa thạch màu và các khoáng chất đã được ép vào với nhau trong hơn 24 triệu năm, sau đó vênh lên bởi mảng kiến tạo và hình thành dãy núi hiện nay.
Núi cầu vồng vùng Zhangye Danxia, Trung Quốc
Dải núi cầu vồng này là một phần của Công viên địa chất vùng Zhangye Danxia thuộc tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Theo nghiên cứu, hàng trăm lớp sa thạch màu và các khoáng chất đã được ép vào với nhau trong hơn 24 triệu năm, sau đó vênh lên bởi mảng kiến tạo và hình thành dãy núi hiện nay.
Bãi biển Koekohe, New Zealand
Koekohe còn được du khách đặt nhiều tên gọi khác như bãi biển trứng rồng hay bãi biển trứng khủng long. Nơi đây nổi tiếng với những tảng đá lớn hình tròn, có đường kính 2 m. Nhiều người cho rằng những tảng đá này là tác phẩm của người ngoài hành tinh.
Bãi biển Koekohe, New Zealand
Koekohe còn được du khách đặt nhiều tên gọi khác như bãi biển trứng rồng hay bãi biển trứng khủng long. Nơi đây nổi tiếng với những tảng đá lớn hình tròn, có đường kính 2 m. Nhiều người cho rằng những tảng đá này là tác phẩm của người ngoài hành tinh.
Anh Minh