Nhà thờ Huyện Sỹ (góc đường Tôn Thất Tùng - Nguyễn Trãi, quận 1) do ông Lê Phát Đạt hiến 1/7 tài sản của mình xây dựng. Nhà thờ được khởi công năm 1902, ba năm sau khánh thành.
Ông Lê Phát Đạt tức Huyện Sỹ (1841 - 1900) là một trong bốn người giàu có nhất của Sài Gòn và cả Nam Kỳ thời điểm ấy. Ông còn là ông ngoại Nam Phương Hoàng hậu, vợ vua Bảo Đại - vị hoàng đế cuối cùng của Việt Nam.
Nhà thờ Huyện Sỹ (góc đường Tôn Thất Tùng - Nguyễn Trãi, quận 1) do ông Lê Phát Đạt hiến 1/7 tài sản của mình xây dựng. Nhà thờ được khởi công năm 1902, ba năm sau khánh thành.
Ông Lê Phát Đạt tức Huyện Sỹ (1841 - 1900) là một trong bốn người giàu có nhất của Sài Gòn và cả Nam Kỳ thời điểm ấy. Ông còn là ông ngoại Nam Phương Hoàng hậu, vợ vua Bảo Đại - vị hoàng đế cuối cùng của Việt Nam.
Nhà thờ xây dựng theo lối kiến trúc Gothic. Trên nóc là tháp chuông chính diện cao 57 m, bên trong ngọn tháp có bốn quả chuông được đặt đúc tại Pháp năm 1905.
Vật liệu sử dụng chủ yếu là đá hoa cương Biên Hòa, để ốp mặt tiền và các cột chính điện. Mặt ngoài nhà thờ sơn màu hồng nhạt, trên mỗi nóc đều có hình tượng cây thánh giá.
Nhà thờ xây dựng theo lối kiến trúc Gothic. Trên nóc là tháp chuông chính diện cao 57 m, bên trong ngọn tháp có bốn quả chuông được đặt đúc tại Pháp năm 1905.
Vật liệu sử dụng chủ yếu là đá hoa cương Biên Hòa, để ốp mặt tiền và các cột chính điện. Mặt ngoài nhà thờ sơn màu hồng nhạt, trên mỗi nóc đều có hình tượng cây thánh giá.
Bên trong nhà thờ có diện tích hơn 700 m2, gồm bốn gian được xây theo kết cấu vòm chịu lực. Ở vị trí trung tâm là cung thánh, bài trí tượng chúa dang tay.
Bên trong nhà thờ có diện tích hơn 700 m2, gồm bốn gian được xây theo kết cấu vòm chịu lực. Ở vị trí trung tâm là cung thánh, bài trí tượng chúa dang tay.
Tường bên trong có nhiều cửa sổ dạng vòm đỉnh nhọn, các cột ốp đá hoa cương. Mỗi cửa sổ được trang trí bằng lớp kính màu, hình ảnh thường thấy ở các nhà thờ.
Tường bên trong có nhiều cửa sổ dạng vòm đỉnh nhọn, các cột ốp đá hoa cương. Mỗi cửa sổ được trang trí bằng lớp kính màu, hình ảnh thường thấy ở các nhà thờ.
Những kính nhiều màu sắc được mua từ Italy. Mỗi lớp kính thể hiện hình ảnh chúa, các câu chuyện trong Kinh Thánh...
Những kính nhiều màu sắc được mua từ Italy. Mỗi lớp kính thể hiện hình ảnh chúa, các câu chuyện trong Kinh Thánh...
Bên trong các gian, tường đều được bài trí nhiều tượng thánh đủ kích cỡ.
Năm 1920, sau khi vợ ông Huyện Sỹ là bà Huỳnh Thị Tài mất, người ta đưa hai ông bà chôn ở gian trái phía sau cung thánh nhà thờ.
Phần mộ ông Huyện Sỹ làm bằng đá cẩm thạch. Trên mộ là tượng toàn thân ông nằm kê đầu trên hai chiếc gối, mình mặc áo dài gấm, đầu chít khăn đóng, hai tay đan vào nhau trước ngực.
Năm 1920, sau khi vợ ông Huyện Sỹ là bà Huỳnh Thị Tài mất, người ta đưa hai ông bà chôn ở gian trái phía sau cung thánh nhà thờ.
Phần mộ ông Huyện Sỹ làm bằng đá cẩm thạch. Trên mộ là tượng toàn thân ông nằm kê đầu trên hai chiếc gối, mình mặc áo dài gấm, đầu chít khăn đóng, hai tay đan vào nhau trước ngực.
Cạnh phần mộ là bức tượng bán thân ông Huyện Sỹ. Trong nhà mồ còn có tượng bán thân của vợ và các con ông.
Cạnh phần mộ là bức tượng bán thân ông Huyện Sỹ. Trong nhà mồ còn có tượng bán thân của vợ và các con ông.
Đối diện là phần mộ và tượng của vợ ông Huyện Sỹ cũng được làm bằng đá cẩm thạch.
Nhà nhờ thu hút nhiều người tham quan mỗi ngày. Tuy nhiên du khách muốn vào trong thánh đường phải đợi đến gần giờ lễ khi nhà thờ mở cửa chính.
Trong khuôn viên nhiều cây xanh, có đàn chim bồ câu hàng trăm con thường đậu ở sân kiếm ăn.
Nhà nhờ thu hút nhiều người tham quan mỗi ngày. Tuy nhiên du khách muốn vào trong thánh đường phải đợi đến gần giờ lễ khi nhà thờ mở cửa chính.
Trong khuôn viên nhiều cây xanh, có đàn chim bồ câu hàng trăm con thường đậu ở sân kiếm ăn.
Quỳnh Trần