Nằm trên con đường nhỏ Lão Tử (quận 5), Hội Quán Ôn Lăng là điểm đến linh thiêng trong cộng đồng người Hoa ở TP HCM. Công trình tâm linh do nhóm thương nhân người Phước Kiến (Trung Quốc) di cư đến Việt Nam lập nên vào năm 1740, để làm nơi tề tựu giúp đỡ nhau và thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng. Hội quán diễn ra các hoạt động thờ cúng nên người dân thường gọi là chùa.
Ngay từ đầu tháng Chạp, người dân đã rục rịch đến đây để thực hiện cúng trả lễ cuối năm.
Nằm trên con đường nhỏ Lão Tử (quận 5), Hội Quán Ôn Lăng là điểm đến linh thiêng trong cộng đồng người Hoa ở TP HCM. Công trình tâm linh do nhóm thương nhân người Phước Kiến (Trung Quốc) di cư đến Việt Nam lập nên vào năm 1740, để làm nơi tề tựu giúp đỡ nhau và thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng. Hội quán diễn ra các hoạt động thờ cúng nên người dân thường gọi là chùa.
Ngay từ đầu tháng Chạp, người dân đã rục rịch đến đây để thực hiện cúng trả lễ cuối năm.
Thiên Hậu Thánh Mẫu được thờ chính trong cộng đồng người Phước Kiến, để phù hộ cho những người đi sông nước và làm ăn xa. Sau này, Hoa kiều nơi đây thờ thêm Quan Thế Âm Bồ Tát để cầu buôn may bán đắt, cầu bình an, sức khỏe cho gia tộc thịnh vượng. Qua thời gian, người địa phương gọi hội quán là chùa Quan Âm.
Thiên Hậu Thánh Mẫu được thờ chính trong cộng đồng người Phước Kiến, để phù hộ cho những người đi sông nước và làm ăn xa. Sau này, Hoa kiều nơi đây thờ thêm Quan Thế Âm Bồ Tát để cầu buôn may bán đắt, cầu bình an, sức khỏe cho gia tộc thịnh vượng. Qua thời gian, người địa phương gọi hội quán là chùa Quan Âm.
Điểm đặc biệt của chùa Ôn Lăng là thờ nhiều vị thần tiên, khoảng 16 vị theo tín ngưỡng Trung Hoa, do cộng đồng dân địa phương thống nhất lập nên. Bên cạnh bà Thiên Hậu và Quan Âm, nơi tập trung nhiều người cầu nguyện nhất là bàn thờ Thần Tài để cầu tài lộc, và bàn thờ Thái Tuế (ảnh) để cầu mệnh.
Điểm đặc biệt của chùa Ôn Lăng là thờ nhiều vị thần tiên, khoảng 16 vị theo tín ngưỡng Trung Hoa, do cộng đồng dân địa phương thống nhất lập nên. Bên cạnh bà Thiên Hậu và Quan Âm, nơi tập trung nhiều người cầu nguyện nhất là bàn thờ Thần Tài để cầu tài lộc, và bàn thờ Thái Tuế (ảnh) để cầu mệnh.
Ngoài ra, chùa thờ phụng một số vị thần dân gian khác như Tề Thiên Đại Thánh, Bao Công, Văn Xương Đế Quân, 18 vị La Hán, Địa mẫu Nương Nương, Thiên Phụ Gia gia… “Có người nói thờ Tề Thiên Đại Thánh để cầu trí tuệ tinh nhanh, người thì bảo vị này có nhiều phép thần thông nên sẽ phù trợ cho dân”, một người dân đến cầu từng ban thờ cho biết.
Ngoài ra, chùa thờ phụng một số vị thần dân gian khác như Tề Thiên Đại Thánh, Bao Công, Văn Xương Đế Quân, 18 vị La Hán, Địa mẫu Nương Nương, Thiên Phụ Gia gia… “Có người nói thờ Tề Thiên Đại Thánh để cầu trí tuệ tinh nhanh, người thì bảo vị này có nhiều phép thần thông nên sẽ phù trợ cho dân”, một người dân đến cầu từng ban thờ cho biết.
Một số người thực hiện tục “đánh kẻ tiểu nhân”, bằng cách dùng giày dép đập liên tục vào hình nhân bằng giấy dưới đất tượng trưng cho những điều xấu, để chúng không hại người nữa. “Đã đi lễ nhiều chùa người Hoa trong nước, chỉ ở chùa này mình mới thấy tập tục đánh kẻ tiểu nhân”, một vị khách tên Ngọc Anh cho biết.
Tục này diễn ra trước bàn thờ Ông Hổ, trước đây thường vào ngày Kinh trập, khoảng ngày 5, 6 tháng 3 Dương lịch.
Một số người thực hiện tục “đánh kẻ tiểu nhân”, bằng cách dùng giày dép đập liên tục vào hình nhân bằng giấy dưới đất tượng trưng cho những điều xấu, để chúng không hại người nữa. “Đã đi lễ nhiều chùa người Hoa trong nước, chỉ ở chùa này mình mới thấy tập tục đánh kẻ tiểu nhân”, một vị khách tên Ngọc Anh cho biết.
Tục này diễn ra trước bàn thờ Ông Hổ, trước đây thường vào ngày Kinh trập, khoảng ngày 5, 6 tháng 3 Dương lịch.
Trái quýt và bánh bao in chữ Hán màu đỏ như Phước, Đại Phát là hai vật cúng phổ biến nhất, mỗi món ít nhất một cặp hoặc theo số chẵn. Tại khu thờ Ông Hổ, người dân cúng hẳn miếng thịt heo lớn.
Trái quýt và bánh bao in chữ Hán màu đỏ như Phước, Đại Phát là hai vật cúng phổ biến nhất, mỗi món ít nhất một cặp hoặc theo số chẵn. Tại khu thờ Ông Hổ, người dân cúng hẳn miếng thịt heo lớn.
Khách đến cầu duyên, ngoài bánh trái thì phải mua thêm cuộn chỉ đỏ được cắm kim luồn sẵn sợi, đặt tại bàn thờ Hoa Phấn phu nhân cầu thần ban duyên.
Khách đến cầu duyên, ngoài bánh trái thì phải mua thêm cuộn chỉ đỏ được cắm kim luồn sẵn sợi, đặt tại bàn thờ Hoa Phấn phu nhân cầu thần ban duyên.
Trong những ngày cuối năm, khói hương luôn nghi ngút cả ngày từ lúc 6h15 chùa mở cửa cho đến 17h. Ngày 30 Tết, chùa đóng cửa dọn dẹp từ 11h đến 17h, mở xuyên mùng 1 để phục vụ nhu cầu đi lễ của người dân. Con đường Lão Tử nhỏ, du khách viếng thăm không được đỗ ôtô, xe máy mà gửi các nhà xung quanh với giá 5.000 đồng.
Trong những ngày cuối năm, khói hương luôn nghi ngút cả ngày từ lúc 6h15 chùa mở cửa cho đến 17h. Ngày 30 Tết, chùa đóng cửa dọn dẹp từ 11h đến 17h, mở xuyên mùng 1 để phục vụ nhu cầu đi lễ của người dân. Con đường Lão Tử nhỏ, du khách viếng thăm không được đỗ ôtô, xe máy mà gửi các nhà xung quanh với giá 5.000 đồng.
Hội Quán Ôn Lăng có khuôn viên rộng 1.800 m2, được xây theo kiểu đền miếu cổ Trung Hoa, mang đậm phong cách kiến trúc vùng Phúc Kiến với mái uốn cong và họa tiết bằng gốm tinh xảo.
Hội Quán Ôn Lăng có khuôn viên rộng 1.800 m2, được xây theo kiểu đền miếu cổ Trung Hoa, mang đậm phong cách kiến trúc vùng Phúc Kiến với mái uốn cong và họa tiết bằng gốm tinh xảo.
Hiện công trình là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, thu hút nhiều du khách đến cúng bái và tham quan.
Hiện công trình là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, thu hút nhiều du khách đến cúng bái và tham quan.
“Ngôi chùa ấn tượng ngay từ mặt tiền, nhiều màu sắc và chạm trổ lạ. Chúng tôi đang ngồi taxi đi xung quanh ngắm cảnh liền dừng xe tại đây để vào xem bằng được”, cặp vợ chồng từ London (Anh) chia sẻ khi đang mải ngắm các vòng hương trên đầu.
“Ngôi chùa ấn tượng ngay từ mặt tiền, nhiều màu sắc và chạm trổ lạ. Chúng tôi đang ngồi taxi đi xung quanh ngắm cảnh liền dừng xe tại đây để vào xem bằng được”, cặp vợ chồng từ London (Anh) chia sẻ khi đang mải ngắm các vòng hương trên đầu.
Tâm Linh