Tại phố cổ Hội An, những ngôi nhà cao nhất cũng chỉ 3 tầng, nơi được nhiều du khách chọn để ngắm toàn cảnh di sản thế giới từ trên cao. Nhưng với bộ ảnh "Mái ngói Hội An" của nhiếp ảnh gia Võ Rin, du khách được chiêm ngưỡng toàn cảnh phố Hội với góc nhìn hoàn toàn khác.
Tại phố cổ Hội An, những ngôi nhà cao nhất cũng chỉ 3 tầng, nơi được nhiều du khách chọn để ngắm toàn cảnh di sản thế giới từ trên cao. Nhưng với bộ ảnh "Mái ngói Hội An" của nhiếp ảnh gia Võ Rin, du khách được chiêm ngưỡng toàn cảnh phố Hội với góc nhìn hoàn toàn khác.
Võ Rin cho biết bộ ảnh được thực hiện trong nhiều ngày và đều là các tác phẩm anh rất tâm đắc.
Các tác phẩm này cũng từng được vinh danh tại nhiều triển lãm ảnh uy tín như "Hành trình di sản" của Heritage.
Các tác phẩm này cũng từng được vinh danh tại nhiều triển lãm ảnh uy tín như "Hành trình di sản" của Heritage.
Phần lớn nhà ở phố cổ Hội An có kiến trúc truyền thống, niên đại từ thế kỷ 17 đến 19 với kiến trúc 2-3 tầng, lợp ngói.
Phần lớn nhà ở phố cổ Hội An có kiến trúc truyền thống, niên đại từ thế kỷ 17 đến 19 với kiến trúc 2-3 tầng, lợp ngói.
Ngoài đặc trưng về kiến trúc, điều khiến Hội An luôn chiếm được cảm tình của du khách chính là không khí yên bình vào ban ngày và nhộn nhịp nhưng không xô bồ khi chiều xuống.
Ngoài đặc trưng về kiến trúc, điều khiến Hội An luôn chiếm được cảm tình của du khách chính là không khí yên bình vào ban ngày và nhộn nhịp nhưng không xô bồ khi chiều xuống.
Du khách có thể chọn một tour ngồi thuyền đi trên dòng sông Thu Bồn bên cạnh việc đạp xe quanh các ngõ, hẻm.
Du khách có thể chọn một tour ngồi thuyền đi trên dòng sông Thu Bồn bên cạnh việc đạp xe quanh các ngõ, hẻm.
Nằm vắt qua lạch nhỏ trong khu đô thị cổ, Chùa Cầu là nơi nhất định phải ghé ở Hội An. Công trình do thương nhân Nhật Bản xây dựng đầu thế kỷ 17 nên còn được gọi là cầu Nhật Bản.
Nằm vắt qua lạch nhỏ trong khu đô thị cổ, Chùa Cầu là nơi nhất định phải ghé ở Hội An. Công trình do thương nhân Nhật Bản xây dựng đầu thế kỷ 17 nên còn được gọi là cầu Nhật Bản.
So với mạn đường Bạch Đằng, qua cầu An Hội sang bên kia sông, mạn đường Nguyễn Phúc Chu, không gian có phần rộng rãi, thoáng mát hơn. Đây là nơi thường diễn ra các lễ hội, trò chơi hoặc triển lãm nhờ khoảng sân rộng.
So với mạn đường Bạch Đằng, qua cầu An Hội sang bên kia sông, mạn đường Nguyễn Phúc Chu, không gian có phần rộng rãi, thoáng mát hơn. Đây là nơi thường diễn ra các lễ hội, trò chơi hoặc triển lãm nhờ khoảng sân rộng.
Ảnh: Võ Rin