Dấu tích miệng núi lửa cổ rộng khoảng 30 m2 sát mép biển ở mũi Ba Làng An (xã Bình Châu). Tiến sĩ Phạm Quốc Quân - Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia cho hay, việc phát hiện dấu tích miệng núi lửa này tạo nên nét đặc biệt hiếm có ở vùng biển đảo Việt Nam.
Dấu tích miệng núi lửa cổ rộng khoảng 30 m2 sát mép biển ở mũi Ba Làng An (xã Bình Châu). Tiến sĩ Phạm Quốc Quân - Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia cho hay, việc phát hiện dấu tích miệng núi lửa này tạo nên nét đặc biệt hiếm có ở vùng biển đảo Việt Nam.
Bên trong dấu tích miệng núi lửa cổ chứa đầy rong rêu, cỏ và nước biển. Các nhà khoa học nhận định, miệng núi lửa cổ này dù nằm sát mực nước biển nhưng còn nguyên vẹn, có niên đại sớm nhất khoảng 11 triệu năm.
Bên trong dấu tích miệng núi lửa cổ chứa đầy rong rêu, cỏ và nước biển. Các nhà khoa học nhận định, miệng núi lửa cổ này dù nằm sát mực nước biển nhưng còn nguyên vẹn, có niên đại sớm nhất khoảng 11 triệu năm.
Quanh năm liên tục bị tác động sóng gió nhưng miệng núi lửa cổ nằm sát mép biển vẫn còn nguyên vẹn. Hệ địa hình sinh thái trải rộng ra khu vực xung quanh với nhiều bãi đất bazan, cột đá balad trông khá độc đáo.
Quanh năm liên tục bị tác động sóng gió nhưng miệng núi lửa cổ nằm sát mép biển vẫn còn nguyên vẹn. Hệ địa hình sinh thái trải rộng ra khu vực xung quanh với nhiều bãi đất bazan, cột đá balad trông khá độc đáo.
Sau ba tháng khảo sát, các chuyên gia trong nước và quốc tế nhận định, vùng biển Bình Châu tích hợp nhiều giá trị di sản văn hóa biển, địa chất độc đáo. Ngoài dấu tích miệng núi lửa cổ, các nhà khoa học còn phát hiện dưới đáy biển Bình Châu "Nghĩa địa tàu cổ đắm", đảo đá trầm tích với nhiều rạn san hô nhiều màu sắc sống cộng sinh.
Sau ba tháng khảo sát, các chuyên gia trong nước và quốc tế nhận định, vùng biển Bình Châu tích hợp nhiều giá trị di sản văn hóa biển, địa chất độc đáo. Ngoài dấu tích miệng núi lửa cổ, các nhà khoa học còn phát hiện dưới đáy biển Bình Châu "Nghĩa địa tàu cổ đắm", đảo đá trầm tích với nhiều rạn san hô nhiều màu sắc sống cộng sinh.
GS.TS Nguyễn Hoàng - Chuyên gia Viện Nghiên cứu địa chất, địa mạo (Nhật Bản) ví nơi đây là kỳ quan "Vịnh Hạ Long trầm tích núi lửa". Đây là tiềm năng to lớn để phát triển du lịch, thu hút khách, nhà khoa học đến tham quan lặn biển và nghiên cứu.
GS.TS Nguyễn Hoàng - Chuyên gia Viện Nghiên cứu địa chất, địa mạo (Nhật Bản) ví nơi đây là kỳ quan "Vịnh Hạ Long trầm tích núi lửa". Đây là tiềm năng to lớn để phát triển du lịch, thu hút khách, nhà khoa học đến tham quan lặn biển và nghiên cứu.
Tiến sĩ Hoàng cho hay, địa chất vùng biển kiến tạo từ hoạt động núi lửa có niên đại 6 đến 11 triệu năm trước. Rạn san hô cộng sinh dày đặc trên các đảo đá trầm tích núi lửa trải rộng khoảng 24 km2 dưới đáy biển.
Tiến sĩ Hoàng cho hay, địa chất vùng biển kiến tạo từ hoạt động núi lửa có niên đại 6 đến 11 triệu năm trước. Rạn san hô cộng sinh dày đặc trên các đảo đá trầm tích núi lửa trải rộng khoảng 24 km2 dưới đáy biển.
Trải qua thăng trầm thời gian, bãi đá trầm tích quanh miệng núi lửa cổ bị tách chia thành nhiều cụm. Mỗi lần sóng biển vỗ bờ, nước tung trắng xóa chảy thành vệt dài theo kẽ đá hệt như những dòng suối. Hiện, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với một công ty mời các chuyên gia hoàn chỉnh hồ sơ di tích tàu cổ đắm cùng với di sản địa chất ở vùng biển Bình Châu, trình Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia.
Trải qua thăng trầm thời gian, bãi đá trầm tích quanh miệng núi lửa cổ bị tách chia thành nhiều cụm. Mỗi lần sóng biển vỗ bờ, nước tung trắng xóa chảy thành vệt dài theo kẽ đá hệt như những dòng suối. Hiện, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với một công ty mời các chuyên gia hoàn chỉnh hồ sơ di tích tàu cổ đắm cùng với di sản địa chất ở vùng biển Bình Châu, trình Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia.
Với kết cấu địa chất quần thể đá bazan, đất đá ong, vết tích nham thạch núi lửa phun trào dày đặc, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam từng đề xuất xây dựng mũi đất Ba Làng An (vùng biển Bình Châu) cùng với Ghềnh đá đĩa Tuy An (Phú Yên) và quần thể bazan dạng cột thác Trinh nữ (Đăk Nông) thành công viên địa chất.
Với kết cấu địa chất quần thể đá bazan, đất đá ong, vết tích nham thạch núi lửa phun trào dày đặc, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam từng đề xuất xây dựng mũi đất Ba Làng An (vùng biển Bình Châu) cùng với Ghềnh đá đĩa Tuy An (Phú Yên) và quần thể bazan dạng cột thác Trinh nữ (Đăk Nông) thành công viên địa chất.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ – Giám đốc Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Quảng Ngãi, quanh mũi Ba Làng An, hòn Nhàn, Bàn Than (vùng biển Bình Châu) chứa đựng lịch sử của hoạt động phun trào và kiến tạo của vùng trầm tích núi lửa đặc trưng ở Việt Nam.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ – Giám đốc Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Quảng Ngãi, quanh mũi Ba Làng An, hòn Nhàn, Bàn Than (vùng biển Bình Châu) chứa đựng lịch sử của hoạt động phun trào và kiến tạo của vùng trầm tích núi lửa đặc trưng ở Việt Nam.
Vùng biển Bình Châu vốn là thương cảng cổ sầm uất từ nhiều thế kỷ trước. Di chỉ hàng chục tàu cổ đắm có niên đại hàng nghìn năm trước ở vùng biển Vũng Tàu (Bình Châu) đã minh chứng điều đó.
Vùng biển Bình Châu vốn là thương cảng cổ sầm uất từ nhiều thế kỷ trước. Di chỉ hàng chục tàu cổ đắm có niên đại hàng nghìn năm trước ở vùng biển Vũng Tàu (Bình Châu) đã minh chứng điều đó.
Trí Tín
- Bình Châu được ví là 'di sản địa chất hiếm hoi thế giới'
- Vách đá trầm tích núi lửa triệu năm ở đảo Lý Sơn