Chợ Bà Hoa là tên người dân hay gọi chợ Phường 11 nằm trên đường Trần Mai Ninh, quận Tân Bình. Người dân kể lại, tên của chợ được đặt theo tên người di cư vào Nam năm 1954, có công mua đất rồi thành lập chợ trong những năm 70 của thế kỷ trước.
Chợ Bà Hoa là tên người dân hay gọi chợ Phường 11 nằm trên đường Trần Mai Ninh, quận Tân Bình. Người dân kể lại, tên của chợ được đặt theo tên người di cư vào Nam năm 1954, có công mua đất rồi thành lập chợ trong những năm 70 của thế kỷ trước.
Khu chợ trở nên nhộn nhịp hơn vào những ngày sát Tết Đoan Ngọ (mùng 5/5 âm lịch, tức ngày 18/6 dương lịch). Nhiều mặt hàng chỉ xuất hiện trước Tết vài ngày, đa phần là thức ăn.
Khu chợ trở nên nhộn nhịp hơn vào những ngày sát Tết Đoan Ngọ (mùng 5/5 âm lịch, tức ngày 18/6 dương lịch). Nhiều mặt hàng chỉ xuất hiện trước Tết vài ngày, đa phần là thức ăn.
Chẳng hạn như bánh ú nước tro là món ăn truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ, xuất hiện ở hầu hết các sạp hàng. Chiếc bánh có hình chóp, to bằng nắm tay người lớn, bên ngoài gói lá.
Là chủ của một sạp chè gần 10 năm ở chợ, chị Bảy cho biết gia đình chị bắt đầu gói bánh cách đây 3 ngày. "Thời buổi bây giờ ít ai gói bánh nữa mà đa phần ra chợ để mua. Bánh bán ra lời không bao nhiêu nhưng chủ yếu là dịp quây quần của các thành viên trong gia đình", chị chia sẻ.
Chẳng hạn như bánh ú nước tro là món ăn truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ, xuất hiện ở hầu hết các sạp hàng. Chiếc bánh có hình chóp, to bằng nắm tay người lớn, bên ngoài gói lá.
Là chủ của một sạp chè gần 10 năm ở chợ, chị Bảy cho biết gia đình chị bắt đầu gói bánh cách đây 3 ngày. "Thời buổi bây giờ ít ai gói bánh nữa mà đa phần ra chợ để mua. Bánh bán ra lời không bao nhiêu nhưng chủ yếu là dịp quây quần của các thành viên trong gia đình", chị chia sẻ.
Ngày trước, bánh được gói bằng lá tre, sau này được gói bằng lá chuối. Bánh thường dùng để cúng tổ tiên và làm quà cho người thân trong gia đình vào ngày Tết Đoan Ngọ. Bánh khi chín có màu vàng nhạt, dẻo, thơm, nhân có vị ngọt.
Ngày trước, bánh được gói bằng lá tre, sau này được gói bằng lá chuối. Bánh thường dùng để cúng tổ tiên và làm quà cho người thân trong gia đình vào ngày Tết Đoan Ngọ. Bánh khi chín có màu vàng nhạt, dẻo, thơm, nhân có vị ngọt.
Nhiều món chè được bày bán trong dịp này để những người bận rộn có thể mua ngay về thưởng thức.
Chè kê là món dễ thấy. Chè được làm từ đậu xanh đánh nhuyễn và hạt kê. Đây là một món ăn ngon và quen thuộc của người dân xứ Quảng. Mỗi ly chè nhỏ có giá 8.000 đồng.
Chè kê là món dễ thấy. Chè được làm từ đậu xanh đánh nhuyễn và hạt kê. Đây là một món ăn ngon và quen thuộc của người dân xứ Quảng. Mỗi ly chè nhỏ có giá 8.000 đồng.
Bên cạnh đó, xôi cũng xuất hiện nhiều trong chợ, với các loại như xôi vò, xôi gấc... Xôi được cho vào túi nhỏ, bán theo kg. Đây là món đồ cúng phổ biến trong dịp Tết Đoan Ngọ ở các gia đình.
Bên cạnh đó, xôi cũng xuất hiện nhiều trong chợ, với các loại như xôi vò, xôi gấc... Xôi được cho vào túi nhỏ, bán theo kg. Đây là món đồ cúng phổ biến trong dịp Tết Đoan Ngọ ở các gia đình.
Các loại thức ăn khác như bánh đa, bánh tổ, bánh than là thứ không chỉ dịp Tết Đoan Ngọ mà ngày thường bạn cũng dễ dàng nhìn thấy. Đây là đặc sản của người miền Trung. Ngoài việc sử dụng cho mục đích cúng tổ tiên, đây còn là những món ăn gia đình thân quen dành riêng cho người miền Trung nhớ về quê nhà.
Có nhiều loại bánh tráng được bày bán như bánh mè trắng, mè đen giá 5.000 đồng, bánh tráng dừa giá 10.000 đồng, bánh tráng đường giá 6.000 đồng, bánh tráng tôm giá 3.000 đồng.
Các loại thức ăn khác như bánh đa, bánh tổ, bánh than là thứ không chỉ dịp Tết Đoan Ngọ mà ngày thường bạn cũng dễ dàng nhìn thấy. Đây là đặc sản của người miền Trung. Ngoài việc sử dụng cho mục đích cúng tổ tiên, đây còn là những món ăn gia đình thân quen dành riêng cho người miền Trung nhớ về quê nhà.
Có nhiều loại bánh tráng được bày bán như bánh mè trắng, mè đen giá 5.000 đồng, bánh tráng dừa giá 10.000 đồng, bánh tráng đường giá 6.000 đồng, bánh tráng tôm giá 3.000 đồng.
Cô Hai bán ở chợ từ những năm 90 cho hay, ngày thường bán lá chè xanh, nhưng vào dịp này bán thêm bánh ú và chè trôi nước. "Chè, bánh đều do chính tay tôi làm. Là người bán ở chợ nhưng tôi cũng phải dậy sớm để đi mua các nguyên liệu không thể chuẩn bị trước, rồi nấu cho kịp mang ra bán. Lượng bán ra không nhiều hơn ngày thường bao nhưng làm cho có không khí", cô Hai kể.
Cô Hai bán ở chợ từ những năm 90 cho hay, ngày thường bán lá chè xanh, nhưng vào dịp này bán thêm bánh ú và chè trôi nước. "Chè, bánh đều do chính tay tôi làm. Là người bán ở chợ nhưng tôi cũng phải dậy sớm để đi mua các nguyên liệu không thể chuẩn bị trước, rồi nấu cho kịp mang ra bán. Lượng bán ra không nhiều hơn ngày thường bao nhưng làm cho có không khí", cô Hai kể.
- Chợ Lớn năm 1991 qua ống kính người Pháp
- Phiên chợ 'trên bến dưới thuyền' mỗi năm chỉ có một lần ở Sài Gòn
Phong Vinh