Cung An Định nằm bên bờ sông An Cựu (TP Huế), được vua Khải Định cho xây dựng vào năm 1917. Đây là nơi vua Khải Định và bà phủ thiếp Hoàng Thị Cúc (1890-1980) sinh ra người con trai duy nhất là Nguyễn Phúc Vĩnh Thuỵ (tức vua Bảo Đại sau này). Ban đầu cung có khoảng 10 công trình, đến nay chỉ còn lại 3 công trình khá nguyên vẹn là Cổng chính, đình Trung Lập và lầu Khải Tường.
Cung An Định nằm bên bờ sông An Cựu (TP Huế), được vua Khải Định cho xây dựng vào năm 1917. Đây là nơi vua Khải Định và bà phủ thiếp Hoàng Thị Cúc (1890-1980) sinh ra người con trai duy nhất là Nguyễn Phúc Vĩnh Thuỵ (tức vua Bảo Đại sau này). Ban đầu cung có khoảng 10 công trình, đến nay chỉ còn lại 3 công trình khá nguyên vẹn là Cổng chính, đình Trung Lập và lầu Khải Tường.
Cổng chính theo lối tam quan, gồm hai tầng, xây bằng vôi gạch và trang trí cầu kỳ bằng nghệ thuật đắp nổi sành sứ, thuỷ tinh màu. Cả hai mặt trong và ngoài của cổng đều có các hình ảnh rồng, phượng, lân, hoa lá… cùng một số văn tự và câu đối bằng chữ Hán.
Cổng chính theo lối tam quan, gồm hai tầng, xây bằng vôi gạch và trang trí cầu kỳ bằng nghệ thuật đắp nổi sành sứ, thuỷ tinh màu. Cả hai mặt trong và ngoài của cổng đều có các hình ảnh rồng, phượng, lân, hoa lá… cùng một số văn tự và câu đối bằng chữ Hán.
Đình Trung Lập là công trình nằm giữa cổng vào và lầu Khải Tường. Ngôi đình có kết cấu nhỏ với mặt bằng hình bát giác và hai lớp mái làm theo dạng cổ lầu.
Đình Trung Lập là công trình nằm giữa cổng vào và lầu Khải Tường. Ngôi đình có kết cấu nhỏ với mặt bằng hình bát giác và hai lớp mái làm theo dạng cổ lầu.
Lớp mái dưới của đình Trung Lập có 8 cạnh, lớp trên còn 4, đắp nổi 12 con rồng nhìn ra 4 phương 8 hướng. Chính giữa của đình đặt pho tượng của vua Khải Định, đúc bằng đồng với tỷ lệ như người thật.
Lớp mái dưới của đình Trung Lập có 8 cạnh, lớp trên còn 4, đắp nổi 12 con rồng nhìn ra 4 phương 8 hướng. Chính giữa của đình đặt pho tượng của vua Khải Định, đúc bằng đồng với tỷ lệ như người thật.
Lầu Khải Tường được xây dựng từ năm 1917-1918 tại vị trí phủ An Định cũ. Đây là công trình kiến trúc quan trọng nhất của cung An Định với 3 tầng và 22 phòng, thiết kế chịu ảnh hưởng nhiều của văn hoá phương Tây.
Sau khi lên ngôi và sống trong hoàng cung từ năm 1916, vua Khải Định nghĩ đến việc cải tạo phủ An Định, mở rộng khuôn viên và xây dựng thêm một số công trình kiến trúc tại đây. Mục đích là tạo ra một cơ ngơi to lớn hơn để kỷ niệm nơi tiềm để (nơi ở của vua trước khi lên ngôi) và ban tặng cho hoàng tử Vĩnh Thụy làm của riêng sau này.
Lầu Khải Tường được xây dựng từ năm 1917-1918 tại vị trí phủ An Định cũ. Đây là công trình kiến trúc quan trọng nhất của cung An Định với 3 tầng và 22 phòng, thiết kế chịu ảnh hưởng nhiều của văn hoá phương Tây.
Sau khi lên ngôi và sống trong hoàng cung từ năm 1916, vua Khải Định nghĩ đến việc cải tạo phủ An Định, mở rộng khuôn viên và xây dựng thêm một số công trình kiến trúc tại đây. Mục đích là tạo ra một cơ ngơi to lớn hơn để kỷ niệm nơi tiềm để (nơi ở của vua trước khi lên ngôi) và ban tặng cho hoàng tử Vĩnh Thụy làm của riêng sau này.
Vào thời điểm xây dựng lầu Khải Tường, nền văn hóa của Tây phương nói chung, nền mỹ thuật Pháp nói riêng đã ảnh hưởng đến Việt một cách mạnh mẽ. Điều này thể hiện rõ từ vật liệu xây dựng, phong cách kiến trúc đến nghệ thuật trang trí nội ngoại thất của tòa nhà.
Vào thời điểm xây dựng lầu Khải Tường, nền văn hóa của Tây phương nói chung, nền mỹ thuật Pháp nói riêng đã ảnh hưởng đến Việt một cách mạnh mẽ. Điều này thể hiện rõ từ vật liệu xây dựng, phong cách kiến trúc đến nghệ thuật trang trí nội ngoại thất của tòa nhà.
Trong căn phòng chính giữa ngay lối vào, vua Khải Định cho vẽ 6 bức tranh tường mô tả những khu lăng tẩm của các vị vua nhà Nguyễn. Bức tượng đặt trong gian chính hiện nay là hoàng thái tử Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy trong lễ sắc phong và rước Đông cung thái tử từ Hoàng thành về cung An Định vào tháng 4/1922.
Trong căn phòng chính giữa ngay lối vào, vua Khải Định cho vẽ 6 bức tranh tường mô tả những khu lăng tẩm của các vị vua nhà Nguyễn. Bức tượng đặt trong gian chính hiện nay là hoàng thái tử Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy trong lễ sắc phong và rước Đông cung thái tử từ Hoàng thành về cung An Định vào tháng 4/1922.
Căn phòng chính nhìn từ chiếu nghỉ trên cầu thang tầng một. Các trụ đỡ, tay vịn cầu thang và hoạ tiết trang trí đều mang đậm phong cách phương Tây.
Căn phòng chính nhìn từ chiếu nghỉ trên cầu thang tầng một. Các trụ đỡ, tay vịn cầu thang và hoạ tiết trang trí đều mang đậm phong cách phương Tây.
Phía trên là phần nền móng còn lại của nhà hát Cửu Tư Đài. Toàn bộ công trình này đã bị phá huỷ trong chiến tranh. Trong thời gian tồn tại, nhà hát có hai tầng, diện tích 1.150 m2 và có thể chứa hơn 500 khán giả cùng lúc. Theo các tài liệu cổ, ngoại thất của Cửu Tư Đài gần giống Nhà hát Lớn ở Hà Nội.
Phía trên là phần nền móng còn lại của nhà hát Cửu Tư Đài. Toàn bộ công trình này đã bị phá huỷ trong chiến tranh. Trong thời gian tồn tại, nhà hát có hai tầng, diện tích 1.150 m2 và có thể chứa hơn 500 khán giả cùng lúc. Theo các tài liệu cổ, ngoại thất của Cửu Tư Đài gần giống Nhà hát Lớn ở Hà Nội.
Một hoạ tiết trang trí trên tường trong cung An Định. Quần thể kiến trúc này đánh dấu thời kỳ mỹ thuật Việt Nam bắt đầu chịu ảnh hưởng của phong cách phương Tây, thể hiện qua mọi công trình đều mang phong cách kết hợp giữa đề tài trang trí truyền thống của Việt Nam với các đề tài trang trí châu Âu, tạo nên bức tranh kiến trúc độc đáo.
Một hoạ tiết trang trí trên tường trong cung An Định. Quần thể kiến trúc này đánh dấu thời kỳ mỹ thuật Việt Nam bắt đầu chịu ảnh hưởng của phong cách phương Tây, thể hiện qua mọi công trình đều mang phong cách kết hợp giữa đề tài trang trí truyền thống của Việt Nam với các đề tài trang trí châu Âu, tạo nên bức tranh kiến trúc độc đáo.
Độc giả Võ Văn Hoàng