Mùa thu năm 2019, Nguyễn Nhất Vũ có chuyến đi 10 ngày tới Tây Tạng, vùng đất linh thiêng với địa hình bình nguyên, núi đồi. Ngoài tìm hiểu văn hóa tâm linh, con người và đời sống tinh thần của người Tây Tạng, điều anh mong mỏi thực hiện nhất chuyến đi là chinh phục trại căn cứ Everest.
Ngày đầu tiên hạ cánh ở thành phố Lhasa, anh phải dành một ngày nghỉ ngơi và thích ứng với khí hậu cao nguyên. Ở đây, anh được thăm đền Đại Chiêu Tự (Jokhang) và cung điện Potala, kỳ quan tôn giáo và biểu tượng Phật giáo của Tây Tạng. Đây là cung điện cổ xưa cao nhất thế giới, với điểm đạt 3.750 m so với mực nước biển và cao hơn 100 m so với Lhasa. Cao 13 tầng, cung điện có hơn 1.000 phòng và diện tích hơn 13 ha.
Mùa thu năm 2019, Nguyễn Nhất Vũ có chuyến đi 10 ngày tới Tây Tạng, vùng đất linh thiêng với địa hình bình nguyên, núi đồi. Ngoài tìm hiểu văn hóa tâm linh, con người và đời sống tinh thần của người Tây Tạng, điều anh mong mỏi thực hiện nhất chuyến đi là chinh phục trại căn cứ Everest.
Ngày đầu tiên hạ cánh ở thành phố Lhasa, anh phải dành một ngày nghỉ ngơi và thích ứng với khí hậu cao nguyên. Ở đây, anh được thăm đền Đại Chiêu Tự (Jokhang) và cung điện Potala, kỳ quan tôn giáo và biểu tượng Phật giáo của Tây Tạng. Đây là cung điện cổ xưa cao nhất thế giới, với điểm đạt 3.750 m so với mực nước biển và cao hơn 100 m so với Lhasa. Cao 13 tầng, cung điện có hơn 1.000 phòng và diện tích hơn 13 ha.
Nhất Vũ chụp ảnh tại điểm check-in ở trại nền. Everest Base Camp hay còn gọi trạm căn cứ, là địa danh gọi chung cho 2 điểm đến ở Everest, nóc nhà của thế giới. Đây cũng là biên giới giữa Nepal và Tây Tạng (Trung Quốc). Các đoàn thám hiểm chia thành 2 trạm chính, trại nam ở Nepal có độ cao 5.364 m và trại bắc ở Tây Tạng cao 5.150 m.
"Được ngắm nhìn Everest là khoảnh khắc xúc động và vỡ òa nhất của tôi trong chuyến đi này", Vũ bồi hồi kể lại.
Khách du lịch chỉ dừng chân tại trạm căn cứ. Đoạn đường từ đây tới đỉnh Everest chỉ dành cho các nhà leo núi chuyên nghiệp, với chi phí khoảng 50.000 - 60.000 USD. Các nhà thám hiểm thường được các Lạt Ma làm nghi lễ cầu phúc và giăng cờ Lungta (cờ Mã Phong) để cầu bình an và may mắn.
Nhất Vũ chụp ảnh tại điểm check-in ở trại nền. Everest Base Camp hay còn gọi trạm căn cứ, là địa danh gọi chung cho 2 điểm đến ở Everest, nóc nhà của thế giới. Đây cũng là biên giới giữa Nepal và Tây Tạng (Trung Quốc). Các đoàn thám hiểm chia thành 2 trạm chính, trại nam ở Nepal có độ cao 5.364 m và trại bắc ở Tây Tạng cao 5.150 m.
"Được ngắm nhìn Everest là khoảnh khắc xúc động và vỡ òa nhất của tôi trong chuyến đi này", Vũ bồi hồi kể lại.
Khách du lịch chỉ dừng chân tại trạm căn cứ. Đoạn đường từ đây tới đỉnh Everest chỉ dành cho các nhà leo núi chuyên nghiệp, với chi phí khoảng 50.000 - 60.000 USD. Các nhà thám hiểm thường được các Lạt Ma làm nghi lễ cầu phúc và giăng cờ Lungta (cờ Mã Phong) để cầu bình an và may mắn.
Để đến với trại căn cứ Everest, cách Lhasa khoảng 800 km về phía tây, Vũ mất gần 3 ngày di chuyển đến vườn quốc gia Chomolungma. Trên đường đi, anh được chiêm ngưỡng thảo nguyên mênh mông cùng đàn bò yak và cả những cánh đồng hoa cải vô tận. "Trên con đèo Gambala uốn lượn, Tây Tạng hiện ra như một bức tranh siêu thực, giấc mơ của tôi đẹp ngoài sức tưởng tượng", anh nhớ lại.
Để đến với trại căn cứ Everest, cách Lhasa khoảng 800 km về phía tây, Vũ mất gần 3 ngày di chuyển đến vườn quốc gia Chomolungma. Trên đường đi, anh được chiêm ngưỡng thảo nguyên mênh mông cùng đàn bò yak và cả những cánh đồng hoa cải vô tận. "Trên con đèo Gambala uốn lượn, Tây Tạng hiện ra như một bức tranh siêu thực, giấc mơ của tôi đẹp ngoài sức tưởng tượng", anh nhớ lại.
Một con yak bên hồ Yamdrok. Đây là một trong ba hồ thiêng lớn nhất Tây Tạng, với diện tích 621 km2. Đối với người Tây Tạng, hồ là nơi được các vị thần bảo vệ và có sức mạnh tâm linh. Ngoài giá trị khai thác cá, những đồng cỏ tươi tốt quanh hồ là nơi chăn thả và nguồn thức ăn cho những đàn gia súc địa phương.
Một con yak bên hồ Yamdrok. Đây là một trong ba hồ thiêng lớn nhất Tây Tạng, với diện tích 621 km2. Đối với người Tây Tạng, hồ là nơi được các vị thần bảo vệ và có sức mạnh tâm linh. Ngoài giá trị khai thác cá, những đồng cỏ tươi tốt quanh hồ là nơi chăn thả và nguồn thức ăn cho những đàn gia súc địa phương.
Cánh đồng hoa cải khoe sắc dưới trời thu trong trẻo. Mùa xuân tháng 4, 5 và mùa thu 9 - 12 là thời điểm đẹp nhất để du lịch Tây Tạng. Với tiết trời mát mẻ, trời quang, du khách có thể nhìn rõ được những ngọn núi phía xa.
Cánh đồng hoa cải khoe sắc dưới trời thu trong trẻo. Mùa xuân tháng 4, 5 và mùa thu 9 - 12 là thời điểm đẹp nhất để du lịch Tây Tạng. Với tiết trời mát mẻ, trời quang, du khách có thể nhìn rõ được những ngọn núi phía xa.
Tuy nhiên, đoạn đường từ Shigatse đến vườn quốc gia Chomolungma, dài 5 - 6 tiếng là trải nghiệm hoàn toàn trái ngược. 108 khúc cua liên tục là đoạn đường gian nan nhất. Những con đường ngoằn ngoèo cùng việc thay đổi độ cao khiến nhiều người trong xe chóng mặt, nhức đầu.
Vũ gọi đây là "đoạn đường khổ nạn" nhưng mọi mệt mỏi nhanh chóng tan biến khi tu viện Rongbuk và Everest thoắt ẩn trong lớp sương mù. "Tôi phải thốt lên, mình đã chạm vào giấc mơ rồi", anh kể lại.
Tuy nhiên, đoạn đường từ Shigatse đến vườn quốc gia Chomolungma, dài 5 - 6 tiếng là trải nghiệm hoàn toàn trái ngược. 108 khúc cua liên tục là đoạn đường gian nan nhất. Những con đường ngoằn ngoèo cùng việc thay đổi độ cao khiến nhiều người trong xe chóng mặt, nhức đầu.
Vũ gọi đây là "đoạn đường khổ nạn" nhưng mọi mệt mỏi nhanh chóng tan biến khi tu viện Rongbuk và Everest thoắt ẩn trong lớp sương mù. "Tôi phải thốt lên, mình đã chạm vào giấc mơ rồi", anh kể lại.
Đến trạm, đoàn của Vũ nghỉ tại lều du mục truyền thống của người Tây Tạng, vì ở đây không có khách sạn hay nhà nghỉ. Ở độ cao gần 5.200 m, lượng oxy trong không khí giảm mạnh, khiến nhiều người trong đoàn choáng, nhức đầu, khó thở và di chuyển nặng nhọc.
Anh nhớ lại, khi mặt trời buông xuống, cả khu trại chìm trong im lặng, nhiệt độ ngoài trời xuống còn âm 10 độ. Người phụ trách lều Ngawang nặng nhọc bê một bao tải phân yak khô vào trại để sưởi ấm.
Gần 22h, bạn đồng hành của Vũ lả đi vì mệt và thiếu oxy, sau 15 phút Ngawang quay trở lại với bình oxy trên vai. Sau khi đã dần ổn định, ai nấy về lều và bắt đầu giấc ngủ.
Đến trạm, đoàn của Vũ nghỉ tại lều du mục truyền thống của người Tây Tạng, vì ở đây không có khách sạn hay nhà nghỉ. Ở độ cao gần 5.200 m, lượng oxy trong không khí giảm mạnh, khiến nhiều người trong đoàn choáng, nhức đầu, khó thở và di chuyển nặng nhọc.
Anh nhớ lại, khi mặt trời buông xuống, cả khu trại chìm trong im lặng, nhiệt độ ngoài trời xuống còn âm 10 độ. Người phụ trách lều Ngawang nặng nhọc bê một bao tải phân yak khô vào trại để sưởi ấm.
Gần 22h, bạn đồng hành của Vũ lả đi vì mệt và thiếu oxy, sau 15 phút Ngawang quay trở lại với bình oxy trên vai. Sau khi đã dần ổn định, ai nấy về lều và bắt đầu giấc ngủ.
"Dường như có một hòn đá tảng nặng khủng khiếp đè trên ngực. Cứ thiếp đi một tiếng tôi lại tỉnh giấc. Mỗi lần tôi lại cố uống thật nhiều nước", anh chia sẻ.
Những tiếng sột soạt đi lại ở bên ngoài căn lều khiến anh nhớ tới đoạn miêu tả các nhà leo núi đang vật lộn trong cơn bão tuyết, từ hồi ký về thảm họa Everest Tan biến. Trong cơn mê, anh nghe thấy tiếng kinh cầu vang vọng của các nhà sư trong tu viện Rongbuk. Những câu niệm lặp đi lặp lại khiến anh thấy bình yên hơn.
Nửa đêm, anh bật dậy vì đau đầu do thiếu oxy. Uống thuốc giảm đau, anh cầm đèn pin ra ngoài đợi mặt trời mọc. Khi đó trời vẫn tối đen như mực. Trên ảnh là một đỉnh núi trong dãy Himalaya, được Vũ chụp lại lúc 21h.
"Dường như có một hòn đá tảng nặng khủng khiếp đè trên ngực. Cứ thiếp đi một tiếng tôi lại tỉnh giấc. Mỗi lần tôi lại cố uống thật nhiều nước", anh chia sẻ.
Những tiếng sột soạt đi lại ở bên ngoài căn lều khiến anh nhớ tới đoạn miêu tả các nhà leo núi đang vật lộn trong cơn bão tuyết, từ hồi ký về thảm họa Everest Tan biến. Trong cơn mê, anh nghe thấy tiếng kinh cầu vang vọng của các nhà sư trong tu viện Rongbuk. Những câu niệm lặp đi lặp lại khiến anh thấy bình yên hơn.
Nửa đêm, anh bật dậy vì đau đầu do thiếu oxy. Uống thuốc giảm đau, anh cầm đèn pin ra ngoài đợi mặt trời mọc. Khi đó trời vẫn tối đen như mực. Trên ảnh là một đỉnh núi trong dãy Himalaya, được Vũ chụp lại lúc 21h.
Cả buổi sáng hôm ấy trời mù mịt, giấc mơ chiêm ngưỡng mặt trời mọc của anh không thành hiện thực. "Gói ghém hành lý trở lại Shigatse và một lần nữa vượt qua đèo Kim Cang Thừa, tôi ngoái cổ nhìn lại Everest khuất dần sau làn mây mờ. Tôi sẽ còn quay lại đây nhiều lần nữa, với hi vọng ngắm bình minh, khoảnh khắc tôi tin rằng đẹp nhất trong những hành trình của mình", anh chia sẻ.
Cả buổi sáng hôm ấy trời mù mịt, giấc mơ chiêm ngưỡng mặt trời mọc của anh không thành hiện thực. "Gói ghém hành lý trở lại Shigatse và một lần nữa vượt qua đèo Kim Cang Thừa, tôi ngoái cổ nhìn lại Everest khuất dần sau làn mây mờ. Tôi sẽ còn quay lại đây nhiều lần nữa, với hi vọng ngắm bình minh, khoảnh khắc tôi tin rằng đẹp nhất trong những hành trình của mình", anh chia sẻ.
Lan Hương
Ảnh: Nguyễn Nhất Vũ