Xã hội phát triển kèm theo nó sự phong phú về vật chất và sự phức tạp về quan điểm xã hội, đây là yếu tố quan trọng của động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Bản thân tôi đánh giá đạo đức là bản lề của xã hội, nó là nhân tố định hướng cho các hoạt động chính, các xu thế của xã hội.
Như tôi đã nhận xét ở trên, về mặt phát triển tinh thần, xã hội rất phức tạp và quan điểm đạo đức chung và quan điểm đạo đức riêng của mỗi xã hội, tập thể hay cá nhân cũng không hề giản đơn. Chính bởi vậy khi soi xét các vấn đề về đạo đức cần những góc nhìn khác nhau, những quan điểm nhận xét phong phú đều có cái hay và cái chưa đúng, có cái tốt và có cái xấu. Bỏ qua các quan điểm xấu gom nhặt những cái hay thì sẽ tích lũy được vốn hiểu biết và qua đó ý thức về bản thân và vạn vật xung quanh được nâng cao. Bản thân tôi rất ghét giáo điều, đó là những điều đương nhiên đúng nhưng không thể thực hiện được, nó làm hạn hẹp suy nghĩ con người. Tôi yêu thích những quan điểm đạo đức mang tính phản biện, không có gì chứng minh sự thật hiển nhiên hùng biện hơn việc chỉ ra được những cái sai của những cái không phải sự thật, những cái không tốt, không phù hợp. Bằng cách đó, người tiếp nhận không những tự nhận thức được điều đúng đắn mà họ còn biết được cái gì là không đúng đắn và biết được cách làm thế nào là đúng đắn mà đây mới thực sự là cái thiết thực.
Qua bài dịch của Mai Sơn tôi cảm thấy sự đồng thuận giữa Bắt trẻ đồng xanh với quan điểm của tôi, điều này thực sự thú vị (không vui thích sao được khi biết những suy nghĩ của mình có được sự đồng thuận và qua đó suy nghĩ riêng càng được củng cố bởi nó được thừa hưởng trải nghiệm thực tế mà phía đồng thuận đã trải qua).
Trên đây là mấy lời tự bạch của tôi về vấn đề đạo đức nhân bài báo "Những giá trị đạo đức trong Bắt trẻ đồng xanh", cảm ơn tác giả Mai Sơn và VnExpress.
Tran Tuan