GS Võ Tòng Xuân, nhà khoa học hàng đầu, có nhiều đóng góp cho nông nghiệp trong nước và thế giới, qua đời sáng 19/8, ở tuổi 84, tại TP HCM. Tối cùng ngày, linh cữu của ông được đưa về Cần Thơ để tổ chức tang lễ theo nguyên vọng gia đình. Lễ viếng từ 19h ngày 19/8, truy điệu lúc 7h30 ngày 22/8, an táng tại quê nhà Ba Chúc, huyện Tri Tôn, An Giang.
Giáo sư Xuân sinh ngày 6/9/1940. Năm 1966, ông tốt nghiệp cử nhân hóa nông và được nhận làm nghiên cứu sinh tại Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI, Philippines). Năm 1971, khi đang công tác ở Viện IRRI, ông về nước, làm việc tại Viện Đại học Cần Thơ. 4 năm sau ông lấy bằng "bác sĩ nông học" (tương đương tiến sĩ) ở Nhật Bản. Ông là tác giả nhiều công trình nghiên cứu giá trị phục vụ sản xuất nông nghiệp không chỉ trong nước mà còn cả quốc tế.
GS Võ Tòng Xuân, nhà khoa học hàng đầu, có nhiều đóng góp cho nông nghiệp trong nước và thế giới, qua đời sáng 19/8, ở tuổi 84, tại TP HCM. Tối cùng ngày, linh cữu của ông được đưa về Cần Thơ để tổ chức tang lễ theo nguyên vọng gia đình. Lễ viếng từ 19h ngày 19/8, truy điệu lúc 7h30 ngày 22/8, an táng tại quê nhà Ba Chúc, huyện Tri Tôn, An Giang.
Giáo sư Xuân sinh ngày 6/9/1940. Năm 1966, ông tốt nghiệp cử nhân hóa nông và được nhận làm nghiên cứu sinh tại Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI, Philippines). Năm 1971, khi đang công tác ở Viện IRRI, ông về nước, làm việc tại Viện Đại học Cần Thơ. 4 năm sau ông lấy bằng "bác sĩ nông học" (tương đương tiến sĩ) ở Nhật Bản. Ông là tác giả nhiều công trình nghiên cứu giá trị phục vụ sản xuất nông nghiệp không chỉ trong nước mà còn cả quốc tế.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Phạm Minh Chính, ông Nguyễn Văn Hiếu, Bí thư TP Cần Thơ (thứ hai, hàng đầu từ trái qua) cùng lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố đến viếng GS Võ Tòng Xuân, trưa 21/8.
Theo Ban tổ chức, đến nay có khoảng 250 đoàn đến nhà tang lễ tiễn biệt giáo sư. Trong đó có các đoàn lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đoàn đại diện nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, lãnh đạo các địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long, các tổ chức quốc tế... đến viếng. Ngoài ra, có rất nhiều người đến thắp hương, tưởng nhớ.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Phạm Minh Chính, ông Nguyễn Văn Hiếu, Bí thư TP Cần Thơ (thứ hai, hàng đầu từ trái qua) cùng lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố đến viếng GS Võ Tòng Xuân, trưa 21/8.
Theo Ban tổ chức, đến nay có khoảng 250 đoàn đến nhà tang lễ tiễn biệt giáo sư. Trong đó có các đoàn lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đoàn đại diện nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, lãnh đạo các địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long, các tổ chức quốc tế... đến viếng. Ngoài ra, có rất nhiều người đến thắp hương, tưởng nhớ.
Bà Võ Hiếu Dân, con gái cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, đại diện gia đình đến viếng giáo sư, ngày 21/8.
Ông Võ Tòng Anh, con của GS Võ Tòng Xuân, chia sẻ những ngày cuối đời, trên giường bệnh, cha thường nhắc các vấn đề về nông nghiệp, nông dân Đồng bằng sông Cửu Long. Ông tâm sự rất nhớ các thế hệ học trò, công cuộc khai hoang vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên.
Bà Võ Hiếu Dân, con gái cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, đại diện gia đình đến viếng giáo sư, ngày 21/8.
Ông Võ Tòng Anh, con của GS Võ Tòng Xuân, chia sẻ những ngày cuối đời, trên giường bệnh, cha thường nhắc các vấn đề về nông nghiệp, nông dân Đồng bằng sông Cửu Long. Ông tâm sự rất nhớ các thế hệ học trò, công cuộc khai hoang vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên.
Các học trò, đồng nghiệp tại Trường đại học Cần Thơ viếng giáo sư Võ Tòng Xuân. Ba ngày nay, hàng nghìn lượt người đến nhà tang lễ TP Cần Thơ để thắp hương tưởng nhớ, tiễn biệt giáo sư.
Nhiều người bùi ngùi, không cầm được nước mắt khi đứng trước linh cữu người thầy tận tâm, gần gũi, sống cả đời cống hiến cho nền nông nghiệp, cho việc đào tạo nguồn nhân lực.
Ngoài Phó hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, ông Xuân còn là Hiệu trưởng Trường đại học An Giang, Đại học Nam Cần Thơ. Ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Nhà giáo nhân dân, làm đại biểu Quốc hội khóa VII, VIII, IX (từ 1981 đến 1997).
Các học trò, đồng nghiệp tại Trường đại học Cần Thơ viếng giáo sư Võ Tòng Xuân. Ba ngày nay, hàng nghìn lượt người đến nhà tang lễ TP Cần Thơ để thắp hương tưởng nhớ, tiễn biệt giáo sư.
Nhiều người bùi ngùi, không cầm được nước mắt khi đứng trước linh cữu người thầy tận tâm, gần gũi, sống cả đời cống hiến cho nền nông nghiệp, cho việc đào tạo nguồn nhân lực.
Ngoài Phó hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, ông Xuân còn là Hiệu trưởng Trường đại học An Giang, Đại học Nam Cần Thơ. Ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Nhà giáo nhân dân, làm đại biểu Quốc hội khóa VII, VIII, IX (từ 1981 đến 1997).
Bà Nguyễn Thu Thủy, học trò cũ của GS Xuân khi còn ở Khoa Nông nghiệp, Trường đại học Cần Thơ, bật khóc khi đến viếng thầy.
Bà Nguyễn Thu Thủy, học trò cũ của GS Xuân khi còn ở Khoa Nông nghiệp, Trường đại học Cần Thơ, bật khóc khi đến viếng thầy.
Đến viếng người bạn thân, trưa 21/8, thầy Huỳnh Văn Minh, cựu giảng viên Trường đại học Cần Thơ viết trong sổ tang tiễn biệt, ôn lại nhiều kỷ niệm thời đi dạy, nhất là thời điểm sau năm 1975 đất nước còn nhiều khó khăn.
"Sau 30/4/1975, đất nước thống nhất, chúng mình vui sướng biết chừng nào. Có những ngày chúng ta khổ cực bên nhau, cơm rau, dưa muối đỡ lòng qua đêm...", ông Minh viết.
Đến viếng người bạn thân, trưa 21/8, thầy Huỳnh Văn Minh, cựu giảng viên Trường đại học Cần Thơ viết trong sổ tang tiễn biệt, ôn lại nhiều kỷ niệm thời đi dạy, nhất là thời điểm sau năm 1975 đất nước còn nhiều khó khăn.
"Sau 30/4/1975, đất nước thống nhất, chúng mình vui sướng biết chừng nào. Có những ngày chúng ta khổ cực bên nhau, cơm rau, dưa muối đỡ lòng qua đêm...", ông Minh viết.
Có mặt tại lễ tang, bà Trương Kim Ngân, 49 tuổi, chuyên viên Trường đại học Cần Thơ chia sẻ bức ảnh chụp tại nhà giáo sư cách đây 27 năm. "Năm đó tôi là sinh viên khoá 22, Khoa Sư phạm của trường, được chính thầy hướng dẫn. Thầy rất uyên bác, phương pháp truyền đạt gần gũi, dễ hiểu", bà Ngân nói.
Trong khi đó, nhóm học trò gồm các TS Nguyễn Ngọc Đệ, Đặng Thị Kim Oanh, Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Ngọc Điền cùng ghi lời hứa: "Sẽ cố gắng thực hiện tâm nguyện của thầy trong việc hỗ trợ nông dân Đồng bằng sông Cửu Long".
Có mặt tại lễ tang, bà Trương Kim Ngân, 49 tuổi, chuyên viên Trường đại học Cần Thơ chia sẻ bức ảnh chụp tại nhà giáo sư cách đây 27 năm. "Năm đó tôi là sinh viên khoá 22, Khoa Sư phạm của trường, được chính thầy hướng dẫn. Thầy rất uyên bác, phương pháp truyền đạt gần gũi, dễ hiểu", bà Ngân nói.
Trong khi đó, nhóm học trò gồm các TS Nguyễn Ngọc Đệ, Đặng Thị Kim Oanh, Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Ngọc Điền cùng ghi lời hứa: "Sẽ cố gắng thực hiện tâm nguyện của thầy trong việc hỗ trợ nông dân Đồng bằng sông Cửu Long".
Nông dân Ngô Minh Giàu (62 tuổi, ở huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) đã chạy xe máy hơn 50 km đến nhà tang lễ TP Cần Thơ từ chiều 19/8 và túc trực đến nay để chung tay lo hậu sự. Ông Giàu là chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp, gặp và làm việc với giáo sư từ 10 năm trước.
"Chúng tôi tôi thường xuyên được thầy tư vấn, hỗ trợ rất tận tình về quy trình, kỹ thuật sản xuất sạch, cho ra sản phẩm chất lượng cao, bán có giá. Nông dân chúng tôi rất biết ơn ông", ông Giàu nói và cho biết đang ấp ủ sẽ cùng GS Xuân thực hiện dự án sản xuất nông nghiệp hữu cơ khoảng 200 ha tại tỉnh Hậu Giang.
Nông dân Ngô Minh Giàu (62 tuổi, ở huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) đã chạy xe máy hơn 50 km đến nhà tang lễ TP Cần Thơ từ chiều 19/8 và túc trực đến nay để chung tay lo hậu sự. Ông Giàu là chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp, gặp và làm việc với giáo sư từ 10 năm trước.
"Chúng tôi tôi thường xuyên được thầy tư vấn, hỗ trợ rất tận tình về quy trình, kỹ thuật sản xuất sạch, cho ra sản phẩm chất lượng cao, bán có giá. Nông dân chúng tôi rất biết ơn ông", ông Giàu nói và cho biết đang ấp ủ sẽ cùng GS Xuân thực hiện dự án sản xuất nông nghiệp hữu cơ khoảng 200 ha tại tỉnh Hậu Giang.
Ông Lê Minh Tùng, cựu phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang, nguyên Hiệu trưởng Trường đại học An Giang, thăm hỏi, chia buồn cùng gia quyến cố giáo sư.
Ông Tùng ấn tượng về GS Xuân là vào những năm thập niên 80 của thế kỷ trước. Lúc đó ông làm lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, thầy Xuân đã nhân và đưa những giống lúa thần nông về An Giang giúp nông dân chuyển từ một vụ sang 2, 3 vụ lúa. Năm 1999, Trường đại học An Giang thành lập, GS Xuân là hiệu trưởng đầu tiên, có nhiều đóng góp để trường phát triển như hôm nay.
Ông Lê Minh Tùng, cựu phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang, nguyên Hiệu trưởng Trường đại học An Giang, thăm hỏi, chia buồn cùng gia quyến cố giáo sư.
Ông Tùng ấn tượng về GS Xuân là vào những năm thập niên 80 của thế kỷ trước. Lúc đó ông làm lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, thầy Xuân đã nhân và đưa những giống lúa thần nông về An Giang giúp nông dân chuyển từ một vụ sang 2, 3 vụ lúa. Năm 1999, Trường đại học An Giang thành lập, GS Xuân là hiệu trưởng đầu tiên, có nhiều đóng góp để trường phát triển như hôm nay.
Đoàn cán bộ, giáo viên trường mầm non ở TP Long Xuyên, An Giang vượt hơn 60 km đến Cần Thơ để viếng người thầy có nhiều công lao trong lĩnh vực giáo dục ở miền Tây.
Đoàn cán bộ, giáo viên trường mầm non ở TP Long Xuyên, An Giang vượt hơn 60 km đến Cần Thơ để viếng người thầy có nhiều công lao trong lĩnh vực giáo dục ở miền Tây.
Sinh viên Đại học Nam Cần Thơ viếng GS Võ Tòng Xuân. Ông là người có công xây dựng trường từ những ngày đầu. Sau khi không làm hiệu trưởng, ông là hiệu trưởng danh dự của trường.
Sinh viên Đại học Nam Cần Thơ viếng GS Võ Tòng Xuân. Ông là người có công xây dựng trường từ những ngày đầu. Sau khi không làm hiệu trưởng, ông là hiệu trưởng danh dự của trường.
An Bình