Tiêu huỷ đàn vịt chết do cúm gia cầm ở TP HCM |
Mục tiêu lớn nhất là bảo vệ sức khoẻ của nhân dân và quyền lợi người chăn nuôi.
Bộ trưởng khẳng định, hiện dịch cúm gia cầm ở tình trạng khẩn cấp, đã có người chết và số lây lan nhanh. Chỉ trong 10 ngày tháng 1 đã phát sinh 74 ổ dịch cúm gia cầm, trong khi cả tháng 12/2004 chỉ có hơn 40 ổ. Bộ trưởng cảnh báo: "Nếu chúng ta cứ làm như hiện tại, tình huống có thể xấu đi rất nhanh. Phòng chống dịch phải cùng nhau làm hết sức quyết liệt, càm sớm càng tốt, sớm ngày nào hay ngày đó".
Theo Trưởng Ban chỉ đạo Phòng chống dịch cúm Quốc gia là các địa phương cần có biện pháp quyết liệt với mục tiêu "không cúm gà, không cúm người".
Theo báo cáo chiều nay của Cục thú y về tình hình dịch cúm gia cầm, ngày 13/1 đã có thêm 10 điểm phát dịch ở 10 xã, 7 quận, huyện của 4 tỉnh Bạc Liêu, Bến Tre, Đồng Tháp, Trà Vinh và Hà Nội. Số gia cầm chết, tiêu huỷ là 2.009 gà, 1.516 vịt, 400 ngan; 18.500 con cút. Như vậy, từ đầu năm 2005, dịch đã xảy ra ở 84 xã, 40 huyện của 13 tỉnh là Lâm Đồng, Bình Phước, Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp, thành phố Cần Thơ, Bạc Liêu, Hậu Giang, Trà Vinh, Cà Mau, Hà Nam và thành phố Hà Nội. Số gia cầm chết, tiêu hủy là 42.019 gà; 50.305 vịt, ngan và 75.500 cút. |
Cụ thể: hướng dẫn đến từng hộ dân, kể cả hộ chưa có dịch cách khử trùng chuồng, trại. Trại đã có dịch phải thực hiện 3 lần/tuần, trực 24/24. Thú y và y tế phải tuyên truyền khuyến cáo cho bà con gia cầm như thế nào thì có biểu hiện cúm, không được ăn, làm sao để mỗi bà nội trợ có ý thức tự sàng lọc.
"Việc này không thể khoán cho anh em thú y và y tế, mà đề nghị cấp ủy, chính quyền, chi bộ, trưởng thôn, hội phụ nữ, hội nông dân ra tay tới tận thôn, ấp", ông Phát nói.
Về kiểm soát vận chuyển, Bộ trưởng đề nghị các địa phương tham khảo cách làm của TP HCM: sử dụng phương tiện vận tải chuyên dùng, không rơi vãi bệnh phẩm lây truyền bệnh. Các tỉnh không có điều kiện đáp ứng loại xe này có thể cải tiến kỹ thuật, sao cho không rơi lông, máu, phân gia cầm trong quá trình vận chuyển.
Hôm nay, đại diện các tỉnh phía Nam cũng nêu những khó khăn trong công tác phòng chống cúm gia cầm. Ông Nguyễn Thanh Nguyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An lo ngại rằng mầm bệnh còn lưu trú trên các địa bàn, không thể diệt hết mầm bệnh trong đất, nước, không khí, rồi có lúc sẽ phát lại.
Còn đại diện Chi cục thú y Bến Tre bức xúc trong kiểm soát giết mổ gia cầm vì hiện các tỉnh chưa có quy định thống nhất về việc này. Do đó, Bộ cần có văn bản hướng dẫn cụ thể để tạo điều kiện cho địa phương.
Trong khi đó, mối lo chung của nhiều tỉnh vẫn là khống chế đàn vịt thả đồng, nguy cơ do chăn nuôi nhỏ lẻ và sử dụng vacxin hiệu quả, an toàn. Cơ chế về hỗ trợ đền bù tiêu huỷ cho bà con, kể cả hộ chăn nuôi không đăng ký cũng là mối quan tâm chung của các địa phương kiến nghị lên Bộ, Ban chỉ đạo.
Lê Nhàn