Theo khảo sát thường niên trên 16 nước và vùng lãnh thổ khu vực châu Á – Thái Bình Dương của MasterCard năm 2020, Việt Nam đứng vị trí 14/16 về mức độ am hiểu tài chính. Báo cáo chỉ ra, người trẻ Việt còn hạn chế kỹ năng quản lý tiền cơ bản và yếu nhất về kỹ năng đầu tư tài chính với số điểm hai kỹ năng này lần lượt 52 và 51. Điều này khiến người trẻ phải đối diện với thực tế đầy thách thức, không có kiến thức đầu tư để gia tăng thu nhập hay không thể quản lý tiền bạc dù thu nhập không thấp.
Rào cản trong quản lý tài chính cá nhân
Đang làm việc cho một công ty truyền thông tại TP HCM với mức thu nhập 18 triệu mỗi tháng, Bích Nga (27 tuổi) gặp những rào cản nhất định trong lập kế hoạch tài chính. Dù đã đi làm được nhiều năm và có mức thu nhập khá nhưng Nga thừa nhận bản thân không có tiền tích lũy, thậm chí, mắc nợ thêm từ bạn bè để chi tiêu cá nhân.
Nga cho rằng, thói quen mua sắm theo sở thích và không mục tiêu là lý do khiến cô thường sống thiếu kỷ luật. "Thu nhập tăng thì mình cũng có xu hướng mua sắm nhiều hơn, cuối tháng nào cũng chật vật vì hết tiền", Bích Nga chia sẻ.
Khác với Nga, Vĩnh Khánh (25 tuổi, TP HCM) đã bước đầu hình thành tư duy quản lý tài chính, song, những lỗ hổng về kiến thức đầu tư khiến chàng trai này vẫn "loay hoay" để tìm cách gia tăng thu nhập.
Sớm biết đến chứng khoán vào thời điểm học Đại học, Khánh tự tìm hiểu và tập tành đầu tư số tiền chỉ vài triệu trích từ khoản tiết kiệm và tiền làm thêm. Sau khi ra trường, Khánh làm việc cho một công ty công nghệ với mức lương 20 triệu đồng mỗi tháng, trong đó, 40% thu nhập dùng để đầu tư.
Những tưởng với diễn biến thị trường tăng nóng lúc đó, Khánh sẽ mau chóng có được lợi nhuận hấp dẫn để cùng bạn góp vốn kinh doanh. Tuy nhiên, khi thị trường giảm mạnh hồi tháng 4/2022, tài sản đầu tư của Khánh dần "bốc hơi". Cố cầm cự nuôi hy vọng thị trường phục hồi nhưng vì không có chiến lược đầu tư bài bản, tài khoản của Khánh đã âm hơn 200 triệu đồng.
"Đầu tư khó nhất là nắm bắt và nhận định thị trường, nếu có thêm kinh nghiệm và thời gian để chuyên tâm theo dõi thì mọi chuyện có thể đã khác", Khánh tâm sự.
Không riêng Khánh, thống kê của các công ty chứng khoán cho kết quả hơn 90% nhà đầu tư cá nhân trên thị trường thua lỗ trong năm 2022. Bên cạnh những lý do khách quan từ bối cảnh thị trường, việc thiếu kiến thức đầu tư cũng là nguyên nhân gây nên thực trạng đáng buồn này.
Câu chuyện của Nga hay trường hợp của Khánh là minh chứng điển hình cho những khó khăn của người trẻ khi lập kế hoạch tài chính. Lý giải nguyên nhân của những khó khăn này, chuyên gia phân tích, kiến thức tài chính hiện chưa được chú trọng giáo dục bài bản ở nước ta khiến người trẻ thường sử dụng tiền theo thói quen.
"Làm được bao nhiêu tiêu xài bấy nhiêu, hoạch định ngân sách cá nhân không xuyên suốt và thiếu kinh nghiệm đầu tư là những rào cản khiến không ít người chưa có kế hoạch tài chính tốt", chuyên gia lý giải. Do đó, lập kế hoạch tài chính là việc nên làm và phải thực hiện dài hạn. Khi gặp sự cố như ốm đau, thất nghiệp nếu không có nguồn quỹ khẩn cấp, nhiều người dễ bị rơi vào khủng hoảng.
'May đo' kế hoạch tài chính cá nhân cho người trẻ
Nhận thấy thực trạng người trẻ phải loay hoay quản lý tài chính cá nhân và gặp nhiều trở ngại trong đầu tư, Fmarket - nền tảng tập trung quỹ mở được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép đã cho ra mắt tính năng RoboF. Đây là tính năng tự động đề xuất danh mục đầu tư thông minh và thiết kế lộ trình chinh phục mục tiêu tài chính cho người dùng.
Chia sẻ về tính năng này, ông Đỗ Văn Chuẩn, sáng lập Công ty Cổ phần Fincorp, đơn vị chủ quản RoboF cho biết: "Thực tế, công thức quản lý tiền bạc mang nhiều yếu tố cá nhân, do vậy kế hoạch tài chính chỉ trở nên hiệu quả khi mỗi người tìm được lộ trình phù hợp. Hai trong nhiều tính năng nổi bật của RoboF là cá nhân hóa kế hoạch tài chính và 'may đo' danh mục đầu tư phù hợp với mỗi người".
Trải nghiệm lập kế hoạch tài chính và đầu tư theo danh mục đề xuất của RoboF, Phương Thảo (27 tuổi, TP HCM) một giáo viên tiếng Anh với mức thu nhập 25 triệu mỗi tháng tự tin chia sẻ về lộ trình chinh phục mục tiêu tài chính về hưu sớm vào năm 50 tuổi.
Dựa trên dữ liệu Thảo cung cấp về mức chi tiêu thiết yếu hàng tháng, RoboF xác định số tiền cần tích lũy cho mục tiêu về hưu của Thảo là hơn 7.9 tỷ đồng.
Sau khi phân tích khẩu vị rủi ro của Thảo là 8.8/10, lộ trình thực hiện mục tiêu về hưu sớm được RoboF hoạch định chi tiết gồm số tiền cần tích lũy mỗi tháng (4.4 triệu đồng), đề xuất phân bổ danh mục đầu tư 86% quỹ cổ phiếu VINACAPITAL-VESAF, 14% quỹ trái phiếu VINACAPITAL-VFF.

Lộ trình hướng đến nghỉ hưu sớm của Phương Thảo được RoboF cụ thể hóa. Ảnh: Fmarket
Như vậy, mỗi tháng Thảo chỉ cần tích lũy hơn 20% thu nhập cùng với lợi nhuận bình quân 3 năm gần nhất quỹ VINACAPITAL-VESAF 16.6%/năm (tính đến ngày 07/03/2023) và quỹ VINACAPITAL-VFF có lợi nhuận bình quân trong 10 năm đạt 7,7%/năm, Thảo tin tưởng lộ trình này có thể giúp cô đạt được mục tiêu tài chính như kế hoạch. Chi tiết lợi nhuận các quỹ đầu tư tại đây.
Ngoài ra, trong suốt quá trình thực hiện mục tiêu, người dùng sẽ được RoboF nhắc nhở điều chỉnh cơ cấu danh mục theo thời điểm thị trường, đảm bảo danh mục đầu tư luôn hiệu quả và an toàn trước mọi biến động.
Theo Thảo, các nhà đầu tư cá nhân sẽ rất khó để tạo ra lợi nhuận danh mục đầu tư cao nhất, đặc biệt với những người chưa có nhiều kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm. Thay vào đó, tập trung đầu tư dựa trên danh mục được đề xuất và lộ trình được thiết kế sẵn bởi RoboF, đầu tư sẽ trở nên đơn giản hơn và việc chinh phục mục tiêu tài chính cũng khả thi hơn rất nhiều.

Khách hàng có thể chọn nhiều mục tiêu khác nhau với tính năng RoboF. Ảnh: Fmarket
Ngoài về hưu, RoboF cho phép nhà đầu tư tạo nhiều mục tiêu khác nhau như kết hôn, du lịch, mua xe, mua nhà... Với thuật toán thông minh, RoboF sẽ liên tục cập nhật và phân tích các chỉ số thị trường, bối cảnh kinh tế, hiệu suất hoạt động của các quỹ để đề xuất danh mục đầu tư phù hợp với khẩu vị rủi ro cá nhân.
Để đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn, theo chuyên gia, người trẻ cần tuân thủ theo nguyên tắc chi ít hơn thu, lên danh sách những khoản chi thiết yếu như tiền nhà, ăn uống, còn lại gửi tiết kiệm và đầu tư. Đồng thời, khi lập kế hoạch tài chính, người trẻ cũng cần xác định tinh thần kỷ luật, kiên trì theo đuổi mục tiêu. Ngoài ra, việc nâng cao kiến thức về tài chính là cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nền kinh tế số.
Hồng Thảo