Trong căn nhà ở xã hội tại phường Tam Hòa, TP Biên Hòa, Đồng Nai, vợ chồng anh Thạch cùng con trai lớp 12 chuẩn bị mâm cơm đơn sơ, mừng quý tử nhỏ đầy tháng. Hai bên nội, ngoại đều phấn khởi khi cậu bé trông bụ bẫm, lém lỉnh, hay cười. Bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm cũng chúc mừng Thạch, chọc anh "dù cảnh cha già con mọn vẫn vui".
![Vợ chồng anh Thạch tổ chức buổi lễ đầy tháng đơn sơ tại nhà](https://vcdn1-suckhoe.vnecdn.net/2024/05/24/z5464904129259-a2b43d41d3979a5-9811-9666-1716547020.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=fXCqUKqtUFKOqyhVBj3TbA)
Vợ chồng anh Thạch tổ chức buổi lễ đầy tháng con tại nhà, đầu tháng 5. Ảnh: NVCC
Thạch cho biết vợ chồng anh kết hôn từ 20 năm trước, làm việc ở quê Thanh Hóa. Sau sinh con đầu lòng, bà xã anh - chị Thiết - luôn mong đẻ bé nữa để có anh, có em, vui nhà cửa, song ba lần họ ôm nỗi đau bị lưu thai. Cứ tưởng bản thân rượu bia nhiều, ảnh hưởng kế hoạch có thêm con, Thạch quyết định đi khám nhưng bác sĩ nói anh hoàn toàn bình thường, nhưng vợ anh rơi vào trường hợp hiếm muộn thứ phát.
Gia đình họ chạy chữa nhiều nơi, từ bác sĩ đầu ngành đến thầy lang đông y nhưng không tiến triển. "Nhiều lúc thấy nhà hàng xóm con cái đông đúc, sum vầy, vợ tôi lại buồn. Tôi thương mà không biết làm cách nào", anh Thạch nói.
Năm 2016, vợ chồng Thạch rời Thanh Hóa vào Đồng Nai lập nghiệp, làm chung công ty xây dựng. Nghe nói nhiều bệnh viện ở TP HCM có chuyên khoa hiếm muộn, anh đưa vợ đi chữa trị, "thử vận may" song cũng không thành công. "Tôi và vợ tính từ bỏ giấc mơ có thêm con, vì tuổi cả hai cũng lớn, sợ nguy hiểm sức khỏe mẹ và bé", Thạch cho hay.
Hơn một năm trước, khi cà phê sáng tán gẫu cùng đồng nghiệp, một người bạn chỉ Thạch đến phòng khám sản nhi Misam nhờ tư vấn. Ôm tâm lý thử lần cuối, anh cùng vợ đến xét nghiệm. Do chỉ số dự trữ buồng trứng (AMH) của Thiết rất thấp, bác sĩ buộc phải cẩn trọng, phối hợp chặt chẽ khâu lập phác đồ kích thích buồng trứng và chọn đúng thuốc nội tiết.
![Phòng khám sản nhi Misam - nơi tư vấn vơ chồng Thạch trong nhiều khâu quan trọng. Ảnh: Misam](https://vcdn1-suckhoe.vnecdn.net/2024/07/11/z5464903749021-5a8e58213e5fac6-6119-1597-1720691445.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Qqcaxqukjw6k6J204SPWxA)
Phòng khám sản nhi Misam - nơi tư vấn vơ chồng Thạch trong nhiều khâu quan trọng. Ảnh: Misam
Ngoài ra, Thiết cũng mắc chứng dính buồng tử cung, cần nhập viện mổ sớm. Bác sĩ Lê Thị Thu Hồng - Quản lý chuyên môn Misam - cho biết sau phẫu thuật tại Bệnh viện Từ Dũ, vợ anh được nghỉ ngơi, chờ đến chu kỳ sau bắt đầu quá trình tạo phôi.
Tiếp đó, Thiết được kích thích buồng trứng trong ba chu kỳ liên tiếp và tạo phôi ở Bệnh viện quốc tế phụ sản Sài Gòn. Trong 6 phôi, bác sĩ tại đó chọn một phôi chất lượng tốt nhất chuyển vào tử cung người mẹ.
Sau 38 tuần, Thiết sinh bé trai 3,1 kg kháu khỉnh tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, nghe đứa khóc con trẻ, đại gia đình vỡ òa. Họ tri ân đội ngũ Misam đã hỗ trợ nhiều công đoạn phức tạp, theo dõi kỹ lưỡng trong từng mốc thăm khám, xét nghiệm.
Theo Thạch, do vợ anh đã lớn tuổi, lại mắc loạt bệnh nền trong quá trình mang thai như: nhiễm độc thai nghén, tiểu đường thai kỳ. Toàn bộ quá trình, bác sĩ phải theo dõi sát sao nhằm tư vấn, điều trị kịp thời.
Sau ba năm thành lập, phòng khám Misam đã tư vấn, đồng hành nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn trên hành trình tìm kiếm con.
Nhã Phương