Giải thưởng được trao tại Lễ trao giải Asia Pacific Enterprise Awards (APEA 2020), tối 23/10 tại TP HCM. Bà Lê Thị Hiền – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn DOJI chia sẻ đây là sự ghi nhận những nỗ lực, đóng góp của DOJI trong lĩnh vực vàng bạc đá quý suốt gần 3 thập kỷ qua.
Trước đó, năm 2019, ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Tập đoàn DOJI và Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank) cũng được APEA vinh danh tại hạng mục "Doanh nhân xuất sắc khu vực châu Á – Thái Bình Dương" bởi khả năng quản trị và lãnh đạo doanh nghiệp xuất sắc.

DOJI Tower - flagship store về trang sức đầu tiên tại Việt Nam.
Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI có hơn 200 cửa hàng trên toàn quốc. Hiện DOJI không chỉ dừng lại ở thị trường nội địa mà còn vươn tầm khu vực. Chặng đường 26 năm phát triển, DOJI từ một doanh nghiệp xuất khẩu đá quý, có mấy chục nhân sự, đến nay đã trở thành tập đoàn vàng bạc trang sức hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản 12.680 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 5.000 tỷ cùng gần 3.000 nhân sự.
Với khát vọng ghi danh trang sức Việt Nam trên bản đồ thế giới, ban lãnh đạo DOJI đứng đầu là ông Đỗ Minh Phú không ngừng đổi mới tư duy thị trường, học hỏi về công nghệ sản xuất tiên tiến trên thế giới, đầu tư vào nhà máy sản xuất quy mô lớn... "Tất cả nhằm tạo nên từng bước đi của DOJI nói riêng và tạo nên bước ngoặt quan trọng cho ngành kim hoàn Việt Nam nói chung", đại diện doanh nghiệp nói.
Nhiều năm qua, sản phẩm của DOJI nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, được phân phối đến hàng triệu khách hàng thông qua hệ thống cửa hàng rộng khắp trên cả nước. Sản phẩm của DOJI xuất hiện trên các kênh thương mại điện tử và gián tiếp thông qua hàng nghìn khách hàng sỉ đồng thời xuất khẩu sang nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ...

Một sản phẩm trang sức cao cấp của DOJI.
Năm 2019, doanh thu của DOJI cán mốc 90.000 tỷ, tăng gấp 8 lần so với năm 2011. Năm 2020, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp bán lẻ trang sức phá sản, co cụm, DOJI vẫn tiếp tục mở rộng khi sáp nhập thương hiệu Công ty Thế giới Kim Cương vào cuối tháng 4. Mặc dù đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến thị trường vàng trang sức nhưng 9 tháng năm nay, doanh thu của tập đoàn này vẫn đạt 68.000 tỷ đồng.
DOJI hiện được điều hành bởi ban lãnh đạo trẻ, đứng đầu là Tổng giám đốc Đỗ Minh Đức. Với sức trẻ, thừa hưởng kinh nghiệm kinh doanh của gia đình cộng sự đào tạo bài bàn, vị lãnh đạo này cũng nung náu mục tiêu đưa doanh nghiệp vươn tầm châu Á. Thời gian qua, ông Đỗ Minh Đức đóng góp lớn vào sự tăng trưởng doanh thu lợi nhuận của tập đoàn cũng như mang đến quyền lợi cho người lao động và kiến tạo giá trị cho cộng đồng.
DOJI đặt mục tiêu mở rộng thị trường thông qua các dòng sản phẩm trung cấp và trang sức trẻ đến nhiều khách hàng tiềm năng. Tập đoàn xây dựng Viện ngọc học và Trang sức DOJI Lab nhằm tăng cường sự hiểu biết cho người tiêu dùng và sâu xa hơn là nhằm bảo vệ quyền lợi cho mối khách hàng. "Đó là bước đi quan trọng giúp thương hiệu nhận sự yêu mến của hàng triệu khách hàng thời gian qua", đại diện doanh nghiệp nói.

Không gian trải nghiệm và mua sắm trang sức đẳng cấp tại Diamond House của DOJI.
Nhằm tăng doanh thu ở mảng bán lẻ nữ trang, DOJI cho biết tiếp tục mở rộng hệ thống phân phối toàn diện theo mô hình bán hàng đa kênh từ cửa hàng độc lập đến tích hợp trung tâm thương mại hiện đại, siêu thị, từ trực tiếp đến thương mại điện tử.
Tại DOJI, mỗi nhân viên bán hàng được đào tạo để trở thành một chuyên viên tư vấn thời trang chuyên nghiệp, giúp khách hàng chọn lựa được những món trang sức phù hợp nhu cầu và phong cách để nâng tầm giá trị bản thân. Bên cạnh đó, các hoạt động chăm sóc khách hàng hậu dịch vụ cũng được chú trọng để tạo dựng niềm tin cho những khách hàng trung thành.
Tập đoàn cho biết đây là thay đổi căn bản trong tư duy và hành động để trở thành nhà bán lẻ chuyên nghiệp thay vì một doanh nghiệp kinh doanh đơn thuần.
Hải My