Sáng 6/2, 22 tàu vỏ thép và gỗ được đóng mới theo Nghị định 67 tập trung tại cảng cá An Hòa, xã Tam Giang (tỉnh Quảng Nam) đồng loạt xuất quân.
Sáng 6/2, 22 tàu vỏ thép và gỗ được đóng mới theo Nghị định 67 tập trung tại cảng cá An Hòa, xã Tam Giang (tỉnh Quảng Nam) đồng loạt xuất quân.
Thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, Quảng Nam được Trung ương phân bổ đóng mới 92 tàu cá có công suất từ 400 CV trở lên, trong số đó có 60 tàu vỏ thép, 2 tàu vỏ composite và 30 tàu vỏ gỗ.
Sau 2 năm triển khai, đến nay các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đã ký hợp đồng tín dụng cho 59 hồ sơ vay vốn với số tiền hơn 660 tỷ đồng. Hiện 37 tàu cá đã được ngành thủy sản tỉnh cấp phép đi vào sản xuất đánh bắt xa bờ.
Thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, Quảng Nam được Trung ương phân bổ đóng mới 92 tàu cá có công suất từ 400 CV trở lên, trong số đó có 60 tàu vỏ thép, 2 tàu vỏ composite và 30 tàu vỏ gỗ.
Sau 2 năm triển khai, đến nay các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đã ký hợp đồng tín dụng cho 59 hồ sơ vay vốn với số tiền hơn 660 tỷ đồng. Hiện 37 tàu cá đã được ngành thủy sản tỉnh cấp phép đi vào sản xuất đánh bắt xa bờ.
Anh Dương Văn Hải (43 tuổi, xã Tam Giang, huyện Núi Thành) cho biết, trước đây anh sử dụng tàu vỏ gỗ, sau khi được vay vốn 18 tỷ đồng đã đóng tàu vỏ thép với công suất trên 800 CV.
"Con tàu mới đưa về, đầu năm ngư dân xuất quân ra biển đánh bắt. Theo phong tục truyền thống, chúng tôi làm lễ cúng, cầu mong thuyền viên mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn trên biển", anh nói.
Anh Dương Văn Hải (43 tuổi, xã Tam Giang, huyện Núi Thành) cho biết, trước đây anh sử dụng tàu vỏ gỗ, sau khi được vay vốn 18 tỷ đồng đã đóng tàu vỏ thép với công suất trên 800 CV.
"Con tàu mới đưa về, đầu năm ngư dân xuất quân ra biển đánh bắt. Theo phong tục truyền thống, chúng tôi làm lễ cúng, cầu mong thuyền viên mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn trên biển", anh nói.
Hoa quả, hương đèn, vàng mã được các chủ tàu chuẩn bị trong lễ cúng.
"Ở ngoài khơi, đôi khi gặp tàu nước ngoài quấy phá, tuy nhiên chúng tôi đoàn kết cùng với các tàu cá khác để kiên cường bám biển", anh Hải nói.
Hoa quả, hương đèn, vàng mã được các chủ tàu chuẩn bị trong lễ cúng.
"Ở ngoài khơi, đôi khi gặp tàu nước ngoài quấy phá, tuy nhiên chúng tôi đoàn kết cùng với các tàu cá khác để kiên cường bám biển", anh Hải nói.
Ngư dân chuẩn bị nhiều loại hàng hóa, lương thực cho một chuyến vươn khơi dài.
Ông Huỳnh Văn Khôi (55 tuổi) xã Tam Giang, huyện Núi Thành cho biết ông được vay 18 tỷ đồng để đóng tàu vỏ thép.
"Tàu mới nhận về, ngay sau Tết chúng tôi nhanh chóng mua sắm nhiên liệu, lương thực, nhu yếu phẩm để đi biển. Hi vọng đầu vụ gặp nhiều may mắn", ông Khôi nói và cho hay tàu vỏ thép giúp ngư dân vững vàng bám biển, vừa khai thác kinh tế, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
Ông Huỳnh Văn Khôi (55 tuổi) xã Tam Giang, huyện Núi Thành cho biết ông được vay 18 tỷ đồng để đóng tàu vỏ thép.
"Tàu mới nhận về, ngay sau Tết chúng tôi nhanh chóng mua sắm nhiên liệu, lương thực, nhu yếu phẩm để đi biển. Hi vọng đầu vụ gặp nhiều may mắn", ông Khôi nói và cho hay tàu vỏ thép giúp ngư dân vững vàng bám biển, vừa khai thác kinh tế, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
Trên các tàu đều có băng rôn khẩu hiệu "quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa là của Việt Nam", hoặc "biển bạc của ta do nhân dân ta làm chủ".
Trên các tàu đều có băng rôn khẩu hiệu "quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa là của Việt Nam", hoặc "biển bạc của ta do nhân dân ta làm chủ".
Tàu nào chuẩn bị đầy đủ sẽ ra biển trong hôm nay, tàu nào chưa sẵn sàng thì chạy ra cửa biển lấy ngày, rồi quay lại và ra khơi sau.
Tàu nào chuẩn bị đầy đủ sẽ ra biển trong hôm nay, tàu nào chưa sẵn sàng thì chạy ra cửa biển lấy ngày, rồi quay lại và ra khơi sau.
Quảng Nam là một trong những địa phương đã có nhà máy đóng tàu vỏ thép, với công suất đóng mới và sửa chữa trên 200 tàu thuyền mỗi năm. Theo nhiều ngư dân, tàu vỏ thép giúp họ bám biển dài ngày, sản lượng đánh bắt lớn hơn.
Quảng Nam là một trong những địa phương đã có nhà máy đóng tàu vỏ thép, với công suất đóng mới và sửa chữa trên 200 tàu thuyền mỗi năm. Theo nhiều ngư dân, tàu vỏ thép giúp họ bám biển dài ngày, sản lượng đánh bắt lớn hơn.
Ông Huỳnh Văn Tạo (xã Tam Quang) cho biết tàu vỏ gỗ chạy tối đa 6-7 hải lý một giờ, còn tàu vỏ thép có thể di chuyển trên 10 hải lý một giờ. "Mỗi chuyến đi biển kéo dài cả tháng trời, có con tàu chạy nhanh, chịu lực tốt thì yên tâm hơn", ông Tạo nói.
Ông Huỳnh Văn Tạo (xã Tam Quang) cho biết tàu vỏ gỗ chạy tối đa 6-7 hải lý một giờ, còn tàu vỏ thép có thể di chuyển trên 10 hải lý một giờ. "Mỗi chuyến đi biển kéo dài cả tháng trời, có con tàu chạy nhanh, chịu lực tốt thì yên tâm hơn", ông Tạo nói.
Ông Huỳnh Tấn Đức, Giám đốc Sở Nông nghiệp Quảng Nam, cho hay chính quyền sẽ tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ đóng tàu vỏ thép và dịch vụ hậu cần nghề cá để các ngư dân an tâm bám biển vươn khơi.
Ông Huỳnh Tấn Đức, Giám đốc Sở Nông nghiệp Quảng Nam, cho hay chính quyền sẽ tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ đóng tàu vỏ thép và dịch vụ hậu cần nghề cá để các ngư dân an tâm bám biển vươn khơi.
Sơn Thủy