8h ngày 15/1, tại con rạch dưới chân cầu sắt An Phú Đông (quận Gò Vấp), 6 người trong nhóm tập trung nhặt, vớt rác ở đây. Trước đó các bạn đã đi khảo sát để chuẩn bị dụng cụ, đồ bảo hộ phù hợp.
"Nhiều lần đi qua mấy con kênh thấy nước đen kịt, ngập rác nên tôi rủ bạn bè vớt cho sạch hơn. Nhóm hoạt động được 3 tháng, ban đầu có hai người nhưng giờ có gần chục thành viên tham gia, hầu hết là sinh viên, người mới đi làm", anh Nguyễn Lương Ngọc, 27 tuổi, trưởng nhóm cho biết.
8h ngày 15/1, tại con rạch dưới chân cầu sắt An Phú Đông (quận Gò Vấp), 6 người trong nhóm tập trung nhặt, vớt rác ở đây. Trước đó các bạn đã đi khảo sát để chuẩn bị dụng cụ, đồ bảo hộ phù hợp.
"Nhiều lần đi qua mấy con kênh thấy nước đen kịt, ngập rác nên tôi rủ bạn bè vớt cho sạch hơn. Nhóm hoạt động được 3 tháng, ban đầu có hai người nhưng giờ có gần chục thành viên tham gia, hầu hết là sinh viên, người mới đi làm", anh Nguyễn Lương Ngọc, 27 tuổi, trưởng nhóm cho biết.
Cầu sắt An Phú Đông không có lối xuống rạch nên mọi người phải chui gầm để chuyền đồ đạc vớt rác, trang phục bảo hộ xuống phía dưới.
Cầu sắt An Phú Đông không có lối xuống rạch nên mọi người phải chui gầm để chuyền đồ đạc vớt rác, trang phục bảo hộ xuống phía dưới.
Sau khi mặc trang phục bảo hộ, thành viên nam của Sài Gòn Xanh trèo qua trụ cầu để sang bờ rạch bên kia vớt rác. "Từ trước giờ nhóm cũng dọn rác ở 20 điểm rồi nhưng gần đây mới mua áo chuyên dụng. Có đồ bảo hộ, mọi người an tâm làm hơn, không ngại bẩn hay hiểm nguy khi lội xuống rạch, cống thải", Phan Nhân (24 tuổi, góc trái) nói.
Sau khi mặc trang phục bảo hộ, thành viên nam của Sài Gòn Xanh trèo qua trụ cầu để sang bờ rạch bên kia vớt rác. "Từ trước giờ nhóm cũng dọn rác ở 20 điểm rồi nhưng gần đây mới mua áo chuyên dụng. Có đồ bảo hộ, mọi người an tâm làm hơn, không ngại bẩn hay hiểm nguy khi lội xuống rạch, cống thải", Phan Nhân (24 tuổi, góc trái) nói.
Chưa có đồ bảo hộ, hai thành viên nữ của nhóm ở trên bờ thu gom rác. "Nay là ngày đầu tiên em tham gia việc tình nguyện này. Lúc mới bới tay vào đống rác thấy hơi ghê, sợ vớt nhầm kim tiêm, mảnh chai... Lúc sau thấy mọi người làm hăng say nên em cũng cố gắng hơn", Đặng Thanh Ngân (phải), 21 tuổi, sinh viên ĐH Công nghệ TP HCM nói.
Chưa có đồ bảo hộ, hai thành viên nữ của nhóm ở trên bờ thu gom rác. "Nay là ngày đầu tiên em tham gia việc tình nguyện này. Lúc mới bới tay vào đống rác thấy hơi ghê, sợ vớt nhầm kim tiêm, mảnh chai... Lúc sau thấy mọi người làm hăng say nên em cũng cố gắng hơn", Đặng Thanh Ngân (phải), 21 tuổi, sinh viên ĐH Công nghệ TP HCM nói.
"Rác dưới rạch ứ đọng lâu ngày kết thành tảng lớn nên có thể bước lên vớt mà không bị hụt chân xuống nước. Dù vậy trước khi bắt đầu công việc, nhóm phải dùng cây dài đo mực nước, nếu sâu quá thì chỉ dọn ở chỗ nông hơn", Phan nhân nói trong lúc dùng cào vét rác vào.
"Rác dưới rạch ứ đọng lâu ngày kết thành tảng lớn nên có thể bước lên vớt mà không bị hụt chân xuống nước. Dù vậy trước khi bắt đầu công việc, nhóm phải dùng cây dài đo mực nước, nếu sâu quá thì chỉ dọn ở chỗ nông hơn", Phan nhân nói trong lúc dùng cào vét rác vào.
Ở một đoạn khác, nước ven bờ sâu khoảng một mét, hai thành viên nam của nhóm lội xuống để vớt.
Cả con rạch ngập ngụa đủ loại rác thải ứ đọng lâu ngày, nước đen kịt, hôi thối. Người dùng cào, rổ, bịch nilon... liên tục vớt từ sáng đến gần trưa chưa hết rác.
Cả con rạch ngập ngụa đủ loại rác thải ứ đọng lâu ngày, nước đen kịt, hôi thối. Người dùng cào, rổ, bịch nilon... liên tục vớt từ sáng đến gần trưa chưa hết rác.
Hồ Vĩ cố gắng dùng gậy móc một chùm rác chìm sâu dưới nước lên bờ. "Nhiều phế thải như túi nilon, nệm, quần áo, lốp xe... lâu không dọn nên nằm sâu dưới bùn, phải mất nhiều sức mới kéo lên được", thanh niên 23 tuổi cho biết.
Hồ Vĩ cố gắng dùng gậy móc một chùm rác chìm sâu dưới nước lên bờ. "Nhiều phế thải như túi nilon, nệm, quần áo, lốp xe... lâu không dọn nên nằm sâu dưới bùn, phải mất nhiều sức mới kéo lên được", thanh niên 23 tuổi cho biết.
Trong quá trình dọn vệ sinh kênh rạch, nhóm nhiều lần nhặt được kim tiêm, xác động vật, chất thải không rõ nguồn gốc... "Đó là những rác thải nguy hiểm, mọi người ai cũng thấy ghê. Dù vậy khi tình nguyện làm việc này thì phải cố, ráng bảo hộ an toàn nhất có thể", trưởng nhóm cho biết.
Trong quá trình dọn vệ sinh kênh rạch, nhóm nhiều lần nhặt được kim tiêm, xác động vật, chất thải không rõ nguồn gốc... "Đó là những rác thải nguy hiểm, mọi người ai cũng thấy ghê. Dù vậy khi tình nguyện làm việc này thì phải cố, ráng bảo hộ an toàn nhất có thể", trưởng nhóm cho biết.
Khoảng 10h30, sau hơn hai tiếng thu dọn, một góc rạch trở nên sạch hơn. Trên bờ, khoảng 20 bao rác nặng gần chục kg được vớt lên, buộc kín trong bao nilon.
Khoảng 10h30, sau hơn hai tiếng thu dọn, một góc rạch trở nên sạch hơn. Trên bờ, khoảng 20 bao rác nặng gần chục kg được vớt lên, buộc kín trong bao nilon.
Từng bao rác sau khi ráo nước được mang lên trên, giao cho công nhân vệ sinh môi trường. Theo trưởng nhóm, vì lượng rác ở rạch quá nhiều nên chưa thể làm sạch trong một buổi sáng. Những ngày tới, nhóm sẽ liên hệ chính quyền để hỗ trợ thêm người, thuyền, dụng cụ chuyên dụng để dọn dẹp ở những đoạn nước sâu hơn.
Từng bao rác sau khi ráo nước được mang lên trên, giao cho công nhân vệ sinh môi trường. Theo trưởng nhóm, vì lượng rác ở rạch quá nhiều nên chưa thể làm sạch trong một buổi sáng. Những ngày tới, nhóm sẽ liên hệ chính quyền để hỗ trợ thêm người, thuyền, dụng cụ chuyên dụng để dọn dẹp ở những đoạn nước sâu hơn.
Các bịch rác sau khi vệ sinh kênh rạch được gom vào xe chở đi xử lý tiếp.
"Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tổ chức thường xuyên hơn và mở rộng ra những con kênh rạch khác. Hy vọng có thêm nhiều bạn trẻ tham gia và mọi người có ý thức hơn, không xả rác bừa bãi nữa", Nguyễn Lương Ngọc cho biết.
Các bịch rác sau khi vệ sinh kênh rạch được gom vào xe chở đi xử lý tiếp.
"Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tổ chức thường xuyên hơn và mở rộng ra những con kênh rạch khác. Hy vọng có thêm nhiều bạn trẻ tham gia và mọi người có ý thức hơn, không xả rác bừa bãi nữa", Nguyễn Lương Ngọc cho biết.
Quỳnh Trần