Bên cạnh mảng con người, nhiếp ảnh gia Leon Busy chụp khá nhiều bức về đời sống tâm linh của người Hà Nội. Trong ảnh là một ni cô và hai chú tiểu bên cạnh cuốn kinh, chiếc đồng hồ, bình hoa huệ... Chú tiểu ngồi đọc kinh trong chùa Viên Minh. Cậu bé đứng trước phù điêu ông hổ ở đền Vĩnh Thụy. Hình ông hổ được gắn ở cổng để nhận biết đây là nơi thờ thần. Bà cốt mặc màu nổi bật, tô son đánh phấn. Đạo thờ Tam Phủ thích sự trang hoàng lộng lẫy nên những bà cốt làm nghề này cũng dễ nhận ra. Hà Nội xưa có những miếu thờ dựng tạm bợ. Người được thờ có thể là một vị ân nhân, một anh hùng thất thế hay kẻ ăn mày chết vào giờ thiêng. Luôn có 3 ban thờ ngoài trời dùng trong lễ tế trời đất, đồ hiến tế đặt ở bàn phía trên. Đường vào đền Voi Phục mà người Pháp gọi là đền Balny, tên vị tướng Pháp chết trận tại đây. Nơi này thờ Linh Lang, một trong 4 vị trấn Thăng Long, giữ phía Tây. Cổng vào là hàng cây muỗm thuộc dạng cây cổ nhất xứ kinh kỳ. Ngày nay nơi đây là công viên Thủ Lệ. Hồ nước phía sau đền thờ Linh Lang có nhiều cây lớn thuộc họ sung. Đó là nơi câu cá, đọc sách nhàn tản của người Hà Nội trước đây. Xung quanh là những cánh đồng trồng lúa. Sửa soạn lễ tế Kỳ Phúc vào dịp xuân để cầu may mắn. Đoàn đưa ma đang ngồi nghỉ gồm một nhạc công, những người phu cầm cờ và khiêng kiệu. Theo quan niệm xưa, đoàn tùy tùng càng đông, phục sức càng sặc sỡ, tiếng nhạc càng réo rắt, người khóc to thì linh hồn người đã mất càng mát mặt. Vào những ngày rằm, lễ Tết, người Việt thường đến chùa. Đây cũng là dịp làm ăn của những người buôn bán nhỏ. Trong ảnh người phụ nữ chít khăn đen đang mua lễ vật đi chùa của bà bán hoa quả mù. Cơi trầu sơn son thiếp vàng như một tác phẩm thủ công mỹ nghệ. Trong những dịp lễ Tết, người Hà Nội xưa nói riêng, người Việt nói chung không thể thiếu trầu cau bày lên bàn thờ tổ tiên tỏ lòng kính hiếu. Ngày nay, nghi thức này vẫn còn được giữ lại ở nhiều vùng miền. Ông chủ bảo tàng Albert Kahn, người có ý tưởng làm bộ ảnh về các nước đầu thế kỷ 20, phải chịu cảnh phá sản và chết trong đói nghèo. Bộ sưu tập ảnh màu nhiều quốc gia (trong đó có Việt Nam) thực hiện theo ý tưởng của ông vẫn được lưu giữ tại Bảo tàng Albert Kahn nước Pháp. Trong hình là Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Phan DươngNgười Hà Nội 100 năm trước Những bức ảnh màu đầu tiên về Hà Nội