TV Plasma Panasonic 42". |
Hầu hết các cửa hàng kinh doanh TV độ nét cao đều khẳng định giá TV LCD và PLasma giảm mạnh trong năm qua. Có thể tại Việt Nam sản phẩm giá thấp chưa nhiều và mới gia nhập thị trường TV mỏng không lâu. Nhưng ở thị trường quốc tế nói chung, giá trung bình đang tiến tới vừa tầm tay của đại đa số người tiêu dùng.
Giá giảm mạnh phần lớn là do sự cạnh tranh khốc liệt, và có sự đóng góp không nhỏ của những công ty chuyên bán "phá giá" như Syntax và Westinghouse, Riddhi Patel một nhà phân tích kỳ cựu của công ty nghiên cứu thị trường iSuppli cho biết. Một lý do nữa của việc giảm giá là thế hệ tấm thuỷ tinh chế tạo màn hình đã lớn thêm, ông David Naranjo, phó chủ tịch hãng nghiên cứu thị trường DisplaySearch cho biết. Hiện nay, các tấm thuỷ tinh mẹ cho phép tạo ra 8 màn hình LCD 32" thay vì 3 màn hình như trước đây.
*Thế giới HDTV |
*Chọn TV màn hình lớn |
*Thế giới TV mỏng chạy đua |
Sự kết hợp của sản xuất hiệu quả và sự cạnh tranh là hai nhân tố chính kéo tầm giá trung bình của TV LCD 32" xuống thấp. Tuy nhiên, chênh lệch giá các TV cùng kích thước cùng công nghệ còn được quyết định bởi khoảng cách của thương hiệu. Ví dụ một TV LCD 32" LC-32GA5U của Sharp ở Mỹ là 1.700 USD nhưng hiệu Olivia LT32HVE thì giá chỉ còn 1.100 USD.
Tầm 32" hiện là kích thước được đa số người dùng lựa chọn, Phó chủ tịch Naranjo cho biết, bởi màn hình này nếu ở màn hình rộng 16:9 là kích thước chuẩn 32" còn chuyển sang thu các tín hiệu truyền thống tỷ lệ cạnh 4:3, nó tương đương với một TV 27".
Người tiêu dùng hiện vẫn còn dè dặt trong việc mua sắm màn hình lớn bởi họ vẫn phải dành dụm tiền khá lâu mới đủ mua. Tuy nhiên, theo DisneySearch chỉ sang năm thôi đại đa số người dùng sẽ có thế lựa ngay một chiếc TV "mỏng" mà không phải nghĩ ngợi nhiều vì giá còn có khả năng hạ thêm 38% nữa.
TV LCD 42" LG 42LP1D, giá 4.800 USD. |
Trong khi phe LCD xúc tiến sản xuất đại trà các model 40" thì phe Plasma áp dụng chiến lược giảm tới 35%-50% giá các màn hình Plasma 42", DisneySearch cho biết. Năm ngoái, chiếc Plasma 42" Panasonic TH-42PX25 có giá tới 6.000 USD, thì hậu duệ của nó năm nay, chiếc TH-42PX50, chỉ 3.000 USD. Trong khi sản phẩm cùng kích thước, công nghệ màn tinh thể lỏng LG 42LP1D hiện có giá khoảng 4.800 USD.
So với màn hình tinh thể lỏng, công nghệ cũng chỉ trông cậy vào tính hiệu quả của việc sản xuất đại trà để cạnh tranh với LCD. Nhà máy mới nhất của Panasonic, có thể sản xuất 6 màn Plasma 42" trên một tấm thuỷ tinh mẹ, hiệu quả tăng gấp 3 lần (tấm nền thế hệ trước đó chỉ cho phép tạo ra 2 màn hình).
TV máy chiếu chỉ giảm nhẹ
Trái với sự xuống thang của cả hai loại hình TV LCD và Plasma, TV máy chiếu thuộc cả ba công nghệ phổ biến hiện nay, DLP, LCD và LCoS đều khá ổn định. Đường đồ thị của mặt hàng này có độ dốc thấp và có xu hướng tiệm cận với đường nằm ngang. So với năm ngoái, giá của một TV máy chiếu công nghệ LCoS chỉ giảm 27%. Do đó, giá trung bình của TV Plasma có xu hướng xuống thấp hơn giá cả hai loại hình LCD và TV máy chiếu, tạo thêm sức hút với người dùng.
Đồ thị về giá trung bình của TV LCD, Plasma và TV máy chiếu. |
John Taylor, một người phát ngôn của LG cho biết, hãng ông đã cải thiện hết mức với các dòng TV máy chiếu tầm 50" trở lên. Nhưng khoảng cách giữa TV máy chiếu và Plasma vẫn ngày càng bị thu hẹp. Một TV máy chiếu tầm 50", ví dụ Panasonic PT-56DLX75, hiện có giá bán là 3.300 USD trong khi TV Plasma cùng cỡ, cùng hãng, TH-50PX50, có chất lượng trội hơn và dáng thời trang hơn nhiều mà giá chỉ đắt hơn 700 USD.
T.B. (theo PC World)