Mẫu laptop dùng pin nhiên liệu DMFC đang được Panasonic trình làng tại CES 2006. Ảnh: Cnet |
Loại pin nhiên liệu đang được sử dụng của mẫu máy tính xách tay đang triển lãm là thành quả của 5 năm phát triển, Tommy Ichinose, kỹ sư trưởng của bộ phận phát triển công nghệ của Matsushita Battery cho biết.
Mẫu pin này tạo ra điện nhờ phản ứng giữa metan lỏng và không khí. Nạp khoảng 200g hay (200 cm3) methanol có thể duy trì hoạt động của laptop trong 20 giờ liền, theo ông Ichinose.
Còn khá nhiều vấn đề gây đau đầu cần phải giải quyết trước khi đưa DMFC ra thị trường, Ichinose cho biết. Đầu tiên là nó phạm phải những điều luật ngăn cấm vận chuyển chất gây cháy như methanol trên các chuyến bay, vì vậy bạn không thể mang các vật dụng trang bị pin DMFC khi di chuyển bằng đường không. Do đó, sớm nhất là năm tới người dùng mới có thể được thực mục sở thị chúng trên thị trường.
*Pin nhiên liệu dành cho máy nghe nhạc |
*Pin nhiên liệu nhỏ nhất thế giới |
*Công nghệ laptop tương lai |
*Pin nhiên liệu cho camera số |
*Năm 2007, sẽ có pin nhiêu liệu cho ĐTDĐ |
Thứ hai là vấn đề chi phí. Pin DMFC sử dụng khá nhiều các nguyên liệu thành phần đắt đỏ như bạch kim và một màng mỏng để cho các chất đem phản ứng đi qua. Bất kỳ công ty nào cũng có thể đem thương mại hoá DMFC ngay bây giờ, chỉ có điều chúng đắt hơn giá của chính chiếc laptop mà nó cấp nguồn, ông Ichinose cho biết.
Nhiều công ty điện tử đã trình làng các mẫu pin nhiên liệu DMFC và tất cả đều đang phải đối mặt với các khó khăn đó là quy tắc ngăn cấm, và chi phí chế tạo. Cả Toshiba và NEC từng hứa hẹn tăng tốc độ cải tiến công nghệ để thương mại hoá pin nhiên liệu vào năm 2004. Tuy nhiên, họ đều đã thất hứa và không thể ra mắt loại pin này trước năm 2007.
T.B. (theo PC World)