Olympus E-330. (Dpreview) |
Hiện nay trong thế giới máy ảnh số có 3 chủng loại: Thứ nhất là máy ảnh chuyên nghiệp hay máy ảnh số ống kính rời D-SLR; thứ hai là máy ảnh số bán chuyên nghiệp trông giống máy ống kính rời nhưng dùng hệ thống ngắm điện tử EVF (Electronic ViewFinder) với màn hình LCD. Loại thứ ba, cũng dùng hệ thống ngắm điện tử nhưng có kiểu dáng nhỏ gọn và thời trang hơn, còn gọi là máy ảnh không chuyên.
Khó phân biệt và phân định ngôi thứ nhất nhì có lẽ là các máy ảnh D-SLR và máy ảnh số bán chuyên EVF. Cnet đã đưa ra 5 tiêu chí để so sánh hai chủng loại máy ảnh này bao gồm giá cả, thiết kế tiện dụng, tính năng, chất lượng ảnh và tốc độ thực thi. Trước đây, có thể nói máy EVF thua xa D-SLR về mọi mặt. Nhưng với các sản phẩm đời mới, kết luận này cần phải xem xét lại.
Giá cả: EVF thắng
Giá máy ảnh D-SLR thường đội lên đáng kể là do trang bị thêm hệ thống ống kính, có thể lên tới vài trăm thậm chí hàng ngàn USD. Các ống kính chọn thêm giúp làm tăng hoặc giảm độ dài của dải tiêu cự so với các camera dùng ống ngắm điện tử EVF. Tuy nhiên các máy ảnh số thuần EVF thường cho chất lượng thua xa các máy ống kính rời.
Thiết kế và tính tiện dụng: hoà 1:1
Về vấn đề ngắm ảnh trước khi chụp, bạn sẽ thấy có rất nhiều cuộc tranh cãi xung quanh vấn đề dùng hệ thống ngắm ảnh điện tử hay quang học tiện dụng hơn. Tuy nhiên, Olympus đã kết luận một câu rất "nước đôi": Một hệ thống ngắm quang học kết hợp với một hệ thống ngắm điện tử với màn hình LCD sẽ là lựa chọn tốt hơn cả.
Tính năng: D-SLR tạm thắng, EVF kỳ vọng ở đời mới
Điều này có thể khiến bạn ngạc nhiên, nhưng từ trước đến giờ giàu tính năng thì các máy ảnh ngắm điện tử (EVF) đơn thuần không thể bì với thế giới máy D-SLR về tính năng. Chả thế mà trọng lượng của chúng nặng nề. Hơn nữa, để ngắm ảnh thôi bạn cũng phải thực hiện điều chỉnh cân bằng trắng, điều chỉnh phơi sáng, lấy nét bằng tay....
Về lý thuyết, D-SLR cho phép dễ dàng tích hợp các ống kính chụp xa, hay góc rộng vào một thân máy tất cả trong một. Tuy nhiên, có một số máy ngắm điện tử đời mới được trang bị các tính năng của các máy bán chuyên nghiệp, tuy không phải là hệ thống mở như D-SLR, nhưng bộ tính năng của chúng ngày càng "pờ-rồ" hơn.
Chất lượng hình ảnh: D-SLR thắng
Đầu tiên, chúng ta nên đánh giá ở mức tổng quát, D-SLR thường cho chất lượng ảnh tốt hơn EVF. Dù có một số lý do kỹ thuật có hiện tượng ngược lại, nhưng nói chung kết luận này luôn đúng. Tuy nhiên, chất lượng bức ảnh phụ thuộc rất nhiều vào ống kính, và với máy D-SLR bạn luôn phải có suy nghĩ không chỉ tậu cho mình một chiếc máy ảnh tốt mà ống kính phải xịn mới đủ điều kiện cần để tạo r a các bức ảnh sắc nét, chính xác và đa dạng.
Các máy ảnh ngắm điện tử thường cho độ zoom quang hạn chế, chỉ 10x, 12x khiến cho chất lượng ảnh hạn chế. Hơn nữa, các hãng máy ảnh EVF giờ đây mới lác đác ra các sản phẩm có các chế độ cài đặt xử lý ảnh mặc định và tính năng chống rung hình.
Tốc độ: D-SLR tạm thắng, EVF kỳ vọng ở đời mới
Các máy ảnh D-SLR có nhiều lợi thế về tốc độ so với các máy ảnh EVF vốn đã nhanh hơn về mặt công nghệ, bởi chúng được trang bị cảm biến ảnh CMOS mà bộ nhớ đệm dung lượng lớn hơn. Thực tế, "gót chân Achilles" của D-SLR là phải vận hành cả một hệ thống cơ cấu cồng kềnh, khó khăn hơn trong thao tác và nhanh nóng máy hơn đáng kể so với EVF.
Một số máy ảnh D-SLR và EVF tiêu biểu tầm giá 1.000 USD:
D-SLR: Olympus E-330 |
Olympus E-330, như bậc tiền bối E-300 của nó, nó có các thiết kế của một máy ảnh D-SLR truyền thống, nhưng với hai hệ thống ống ngắm, vừa điện tử vừa quang học. Do đó, tuy không phải là máy ảnh chuyên nghiệp thuộc hàng hi-end nhưng E-330 giúp bạn chụp các bức ảnh ở tư thế khó khăn mà không cần thiết buộc phải ghé mắt vào ống ngắm quang học. |
D-SLR: Canon EOS 350D |
EOS 350D là máy ảnh số D-SLR số đầu tiên của Canon có tầm giá xấp xỉ 1.000 USD. Ưu điểm của 350D là chất lượng ảnh tố, thời gian khởi động, đáp ứng siêu nhanh. Tuy nhiên trọng lượng thân máy nhẹ khiến cho nó mất cân bằng với ống kính, không có thể độ phơi sáng điểm, chế độ chụp liên tiếp còn hạn chế, và ống kính có sẵn chưa thực sự ấn tượng. Nói chung, Canon EOS 350D là một máy ảnh số ống kính rời nhỏ và nhẹ hiếm thấy dành cho dân amateur chuộng máy dSLR, cho chất lượng ảnh và khả năng đáp ứng chỉ như máy bán chuyên nghiệp. |
D-SLR: Nikon D50 |
Nikon D50 có khả năng thể hiện mạnh mẽ, chất lượng ảnh hoàn hảo, nhiễu hình thấp, các chế độ đơn giản dành cho người mới tập, và chụp liên tiếp mạnh. Sản phẩm bị chê bai bởi các nút điều chỉnh đơn giản đôi khi khiến người ta lóng ngóng khi sử dụng, kính ngắm nhỏ, trường ngắm ảnh không sâu; chỉ cung cấp một bộ thông số cho điều chỉnh, phần mềm điều khiển và chỉnh sửa định dạng RAW làm đội giá lên. Tóm lại, D50 có tính năng và khả năng thể hiện hơn hẳn nhiều sản phẩm đối thủ, mặc dù độ phân giải chỉ 6 Megapixel, đây cũng là một trong những lựa chọn tốt nhất ở tầng thị trường hàng giá thấp. |
EVF: Sony Cyber-shot DSC-R1 |
Cyber-shot R1 cho chất lượng ảnh hoàn hảo, màn hình LCD linh hoạt khác thường với đa dạng góc xem khác nhau, ống kính Zeiss sắc nét, cân bằng trắng hiệu quả, dải rộng các mức nhạy sáng ISO và khả năng thể hiện nhanh. Tuy nhiên, hầu hết các linh kiện nặng nhất đều bị dồn về bên trái, than máy trở lên mất cân bằng, máy không thể chụp liên tiếp với định dạng RAW, tính năng xem lại chỉ hỗ trợ phóng đại lên 5 lần. Tóm lại, nếu không muốn trang bị thêm nhiều ống máy ảnh số bán chuyên nghiệp sử dụng ống ngắm điện tử EVF này của Sony là một đối thủ nặng ký so với các máy ảnh chuyên nghiệp D-SLR ở tầm giá 1.000 USD. |
FinePix S9500 trông không khác gì một máy ảnh số D-SLR nhưng được trang bị hệ thống ngắm điện tử với màn hình LCD có hai khớp nối, làm tăng góc độ và sự linh hoạt khi chụp ảnh. Máy còn có zoom quang 10,7x; ISO tối đa 1.600; phương án dùng pin khô AA; chấp nhận cả hai thẻ nhớ xD-Picture và CompactFlash/Microdrives. Nhược điểm ở S9500 là chế độ lấy tiêu cự liên tục còn hiện tượng nhêiu, không chỉ thị mức pin khi pin sắp hết, khoảng cách chụp giữa các bức chậm ở định dạng RAW; phần mềm chuyển đổi hạn chế. Nói chung, mặc dù FinePix S9500 hỗ trợ định dạng RAW, nhưng khả năng này bị kìm hãm bởi phần mềm đi kèm kém linh hoạt, chỉ chuyển ảnh sang dạng TIFF. Vì vậy, giá của nó chỉ khoảng 615 USD, dành cho những tay máy nghiệp dư, đang tập tành bước sang sân của máy ảnh chuyên nghiệp D-SLR. |
Duy Tiến (theo Cnet)