Vertu Ascent bên sườn máy là da thuộc. (Telecom) |
*Ra lò Vertu 'đường đua huyền thoại' |
*Top 5 điện thoại thời trang |
*Vertu - điện thoại đắt hơn ôtô |
Cách đây 3 năm, theo lời kể của một tay buôn hàng điện thoại di động xách tay thuộc loại trùm, trưởng phòng của một ngân hàng lớn nhất nước đã đặt hàng mua một lúc hai chiếc Vertu còn mới cứng với giá là 70.000 USD/máy. Ông này không còn nhớ đến model của hai chiếc điện thoại trên mà chỉ biết rằng đó là điện thoại di động thuộc hàng đắt nhất thế giới lúc bấy giờ. Ông khẳng định: Vị quan chức này là người đầu tiên sử dụng Vertu tại Việt Nam.
Cuối năm 2005, giám đốc kinh doanh của một hãng điện thoại cầm về nước hai mẫu để làm lễ ra mắt sản phẩm. Khi chờ đợi tại phòng VIP của sân bay, ông đã để cả hai chiếc Vertu lên bàn. Những người đi qua đi lại đều thắc mắc, không biết điện thoại gì mà "thô" thế. Mãi đến lúc gần đến giờ lên máy bay mới có một vài chàng mắt xanh mũi lõ lân la gợi chuyện khi biết đó là điện thoại Vertu.
Tinh xảo
Vertu được thiết kế tinh xảo. (Sota) |
Qua những tấm ảnh còn lưu giữ, có thể khẳng định, Nguyễn Bá Kim, Giám đốc điều hành công ty Tân Á Long, là người đầu tiên và có lẽ là duy nhất của Việt Nam đến nay đã tự mình giải phẫu một chiếc Vertu (thuộc dòng Ascent). Anh Kim cười: Mình là dân trong nghề, trước đó cũng chỉ biết Vertu qua hình ảnh trên mạng. Khi cơ hội đến, liều mạng mổ nó xem có cái gì trong đó.
*Vertu: Xe đè không 'chết' |
*Vertu - di động cho tỷ phú Á châu |
*Chơi điện thoại quý tộc |
Một người bạn của anh Kim có Vertu Ascent bị hỏng loa, liền mang đến nhờ anh sửa giùm. Vì không có thiết bị mở chuyên dùng cho Vertu, nên trầy trật mãi anh mới mở được vỏ. Anh Kim thừa nhận: Các đường nét trong máy tinh tế, chi tiết tinh xảo, chất liệu quý giá và chỉ có những người thợ thủ công giỏi nghề mới tạo được một sản phẩm như vậy.
Theo thông tin từ hãng, những dòng sản phẩm khác nhau có chất liệu vỏ không giống nhau. Dòng Diamond, vỏ được làm bằng vàng, vàng trắng 18K và bạch kim. Dòng Signature có sáu model, hai trong số đó được làm bằng vàng và vàng trắng 18K, số còn lại dùng chất liệu bạch kim. Riêng dòng Ascent, vỏ là một dạng thép kim loại lỏng (Liquidmetal) vốn được dùng chế tạo các thiết bị trong ngành vũ trụ hàng không. Mặt kính của dòng Vertu được làm bằng sapphire (ngọc bích), một chất liệu có độ cứng chỉ thua kim cương. Vertu Ascent được bọc da bên ngoài với sáu màu: vàng, xanh, đỏ, nâu và được khâu bằng tay.
Anh Kim xác nhận, kết cấu của bàn phím Vertu rất kỳ công. Với dòng Ascent, mỗi phím bấm là một chốt rời được cài trên bàn phím thông qua lò xo có độ đàn hồi mạnh. Tò mò tháo thử một phím, đến khi ráp lại, anh Kim mất gần cả tiếng đồng hồ. Hơn nữa, do vỏ máy làm bằng kim loại nên để ánh sáng có thể chiếu tới phím bấm, người ta phải dùng mũi khoan cực nhỏ khoan từng lỗ trên phím. Còn bo mạch chính của Vertu, anh Kim cười giòn: Bó tay. Là một người có kinh nghiệm về điện thoại di động mà anh chỉ nhận diện được một vài con chip thông thường.
Phần mềm "xoàng"
Vertu chỉ đắt ở chất liệu và thương hiệu. (Sota) |
Phức tạp về hình thức nhưng phần mềm của những chiếc Vertu chẳng có gì đặc biệt. Theo nhận xét của anh Kim, phần mềm của Vertu Ascent thua xa những chiếc điện thoại bậc trung vốn chỉ có những chức năng thông thường như nghe, nhắn tin MMS, SMS... Vertu không có camera, không nghe được MP3, không có hồng ngoại. Riêng dòng Ascent có Bluetooth nhưng sóng khá yếu, có lẽ do độ dày của vỏ kim loại.
Với độ phân giải 116 x 148 pixel và công nghệ Crystal Fine, màn hình màu của Vertu không sáng và đẹp bằng những dòng máy có màn hình màu khác.
Xét về yếu tố thương mại, những điểm làm tăng giá trị của Vertu là: Số lượng sản xuất ít, sản xuất đơn chiếc, chất liệu đắt tiền, uy tín của thương hiệu và dịch vụ bảo hành toàn cầu (tại 175 quốc gia).
(Theo SGTT)