Nghiên cứu do Nielsen thực hiện từ đầu năm đến hết tháng ba, tính riêng kênh bán cửa hàng mẹ và bé toàn quốc (không tính kênh online). Trong báo cáo, xét theo từng ngành hàng, đơn vị chiếm 78,8% tổng doanh thu nhóm sữa bột pha sẵn, 71,4% mặt hàng tã và 56,8% sữa bột. "Thị trường ghi nhận sự giảm sút của hai nhóm tã và sữa bột trong quý I/2023, nhưng chúng tôi vẫn tăng trưởng dương", đại diện Con Cưng cho biết.
Doanh thu bình quân mặt hàng tã sữa của đơn vị tăng 18,6% cùng kỳ. Điểm sáng khác đến từ nhóm thực phẩm chức năng với mức tăng trưởng 63% so với so với quý I/2022.
Cũng theo dữ liệu từ NielsenIQ, tính đến hết quý I/2023, nhóm ngành hàng sữa bột cho trẻ em giảm 22,1%, ngành hàng tã giảm 7,9% so với cùng kỳ năm trước.
Xa hơn, theo dự báo từ theo dự báo từ Oceane Nguyen, Chuyên viên phân tích cao cấp tại Euromonitor, năm nay hầu hết danh mục sữa có thể tăng trưởng chậm do nền kinh tế khó khăn. Nhóm sữa công thức được điều tiết giảm sản lượng theo tình hình cung cầu nhưng giá sữa có thể tăng 5-6% do áp lực từ chi phí đầu vào.
"Thị trường bán lẻ gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn này nhưng Con Cưng vẫn nỗ lực 'rẽ sóng' để tăng trưởng", đại diện Con Cưng nhấn mạnh.
Niềm tin tăng trưởng của những người đứng đầu đến từ sự am hiểu thị trường. Đầu tiên, với khoảng 1,5 triệu em bé được sinh ra mỗi năm, quy mô thị trường của Việt Nam là lớn. Thứ hai, dù phải siết chặt ngân sách trong gia đình, tã - sữa vẫn là nhóm hàng thiết yếu, bắt buộc phải có trên kệ tủ. "Bất chấp lạm phát và ngân sách thắt chặt, ba mẹ vẫn đảm bảo ngân sách cho việc chi tiêu, chăm sóc trẻ", chuyên gia từ Euromonitor nhận định.
Thứ ba, Con Cưng thấu hiểu nhu cầu của khách hàng và có đầy đủ nguồn lực để tìm đúng điểm"chạm" đến từng người dùng, cá nhân hóa nhu cầu và đáp ứng tất cả trong một (all-in-one).
Theo đó, thương hiệu triển khai mạng lưới phủ khắp các tỉnh thành. Với hơn 200 cửa hàng mở mới trong năm 2022, Con Cưng hiện có 700 điểm bán trên toàn quốc với mọi chủng loại hàng hóa, trải dài từ tầm giá phổ thông đến cao cấp, nội địa lẫn nhập khẩu. Đơn vị cũng phối hợp nhiều đối tác nhằm cung ứng dịch vụ về bảo hiểm, giáo dục, xét nghiệm gen để có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé. "Mô hình hiện đại này đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng, đặc biệt nhóm khách hàng trẻ tuổi (gen Z)", đại diện chuỗi đánh giá.
Đến cửa hàng không chỉ mua một món đồ rồi ra về mà với nhiều người còn để dừng chân, cho con vui chơi dịp cuối tuần. Đó là lý do năm qua, hãng khai trương cửa hàng Super Center đầu tiên tại TP HCM với diện tích 1.000 m2. Không gian nhiều tầng với màu sắc đẹp mắt, phong phú mặt hàng kèm tổ hợp vui chơi, cà phê, để mẹ và bé đều thích thú khi ghé đến. Mô hình này hiện nhân rộng tại nhiều tỉnh, thành lớn như Đà Nẵng, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đà Lạt, Trà Vinh...
Suốt 12 năm đồng hành cùng ba mẹ, đội ngũ bán hàng luôn được đào tạo về kiến thức sản phẩm để tư vấn chính xác và đầy đủ nhất về sản phẩm. Mọi mặt hàng đảm bảo nguồn gốc, phân phối chính hãng, tạo niềm tin cho người dùng, nhất là ở nhóm sữa, thực phẩm và vitamin.
Đoán trước để đón đầu nhu cầu người dùng, mảng thực phẩm chức năng được tập trung đẩy mạnh trong thời gian gần đây để đáp ứng xu hướng chăm sóc sức khỏe, tăng cường miễn dịch. Nhờ vậy, nhóm hàng hóa này tăng trưởng đến 70% so với quý I/2022.
Nhóm ngành thiết yếu - như tã và sữa - luôn có nhu cầu cao. Dữ liệu của Euromonitor chỉ ra, năm 2022, ngành tã tăng trưởng 9,1% còn giá trị bán lẻ sữa công tức tăng đến 5,8% - gấp 6,4 lần so với thị trường châu Á. Con Cưng khai thác điều này như một lợi thế kinh doanh, đem đến nguồn cung đa dạng về tính năng lẫn thương hiệu, mức giá. Nhờ vậy, chuỗi cửa hàng tăng doanh thu nhóm tã đến 34% và 13% cho sữa công thức trong quý I/2023.
Nói về kế hoạch tương lai, đại diện Con Cưng cho biết đơn vị vẫn kiên định với chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm, hiểu đúng nhu cầu, tìm đúng điểm "chạm" với từng khách hàng. Như câu chuyện phụ huynh thường nói với nhau: "đi du lịch chẳng cần mang gì cho con, cứ mở app đặt; đến cửa khách sạn là nhân viên Con Cưng đã chờ sẵn để giao hàng".
Thảo Nguyên