Là đơn vị chuyên sản xuất tôm giống, tôm thịt và chế biến tôm xuất khẩu, Giám đốc Công ty Thông Thuận (Bình Thuận), Trương Hữu Thông, phản ánh, hiện thức ăn cho nuôi tôm giống tại Việt Nam chưa chủ động được mà phải nhập khẩu. Từ năm 2011 đến nay, khi nhập trứng Artemia về làm thức ăn cho tôm giống, công ty đã khai báo và áp vào mã hàng 2309.9013 (thức ăn dùng cho tôm), nhập khẩu 0%.
Vừa qua, phía hải quan lại yêu cầu cung cấp thông tin theo mã 0511.913000 và 0511.9100, hai mã hàng này đều chịu thuế nhập khẩu 5%. "Nếu hải quan áp mức thuế suất này chúng tôi sẽ bị truy thu số tiền thuế rất lớn, từ năm 2011 đến nay khoảng 5 tỷ đồng”, ông lo lắng.
Ông Thông cũng cho biết thêm, khi khai mã hàng nhập khẩu về Việt Nam, công ty đã nghiên cứu các mã hàng tương ứng được quy định trong danh mục hàng hóa nhập khẩu để khai báo. Sau đó đã được phía hải quan kiểm tra, giám sát, đồng ý xác nhận cho thông quan trên tờ khai hải quan đối với các lô hàng nhập khẩu từ năm 2011 đến nay.
Mặt khác, toàn bộ hàng Artemia công ty nhập về là phục vụ nuôi tôm giống (tức trứng của con Artemia, được sấy khô đóng hộp. Trước khi cho tôm giống và cá giống ăn, trứng Artemia phải ấp nở 10-15 giờ. Do đó, cũng như nhiều đơn vị khác, Thông Thuận căn cứ vào mức thuế suất 0% để tính toán giá thành và xác định giá bán tôm giống cho nông dân. Nếu ngành hải quan áp mặt hàng này với thuế suất 5%, đương nhiên giá bán tôm giống sẽ phải tăng hơn so với giá hiện tại.
Đại diện Công ty TNHH TMDV Khai Nhật (TP HCM), bà Phan Thị Thu Thủy cho biết: “Nếu ngành hải quan truy thu thuế, chúng tôi sẽ phải đóng cửa". Bà giải thích, 2 năm nay, người nuôi tôm gặp khó khăn nên việc bán tôm giống rất chậm, hoặc bị nông dân chịu tiền, trong khi thức ăn cho tôm giống vẫn phải nhập. Nếu truy thu thuế và tăng thuế nhập khẩu Artemia lên 5%, chắc chắn giá tôm giống sẽ tăng lên, làm tăng chi phí sản xuất của nông dân.
Theo phản ánh của các doanh nghiệp, việc nhập mặt hàng Artemia làm thức ăn cho tôm giống đã phát sinh từ năm 2011 đến nay, nếu thay đổi thuế suất từ 0% lên 5% để truy thu yêu cầu công ty nộp, các doanh nghiệp sẽ không tìm được nguồn nào để bù đắp cho khoản này. Do tôm giống đã bán cho nông dân, việc đi đòi thêm khoản thuế này từ các hộ nuôi là điều không thể.
Liên quan đến vấn đề này, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Trương Đình Hòe cho biết đã có văn bản gửi Bộ Tài chính. Theo đó, VASEP đồng ý với đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) về việc giảm thuế cho mặt hàng trứng Artemia từ 5% xuống còn 0%.
Quan điểm của ông Hòe, các doanh nghiệp nuôi tôm kiến nghị, thức ăn dùng cho tôm được hưởng thuế suất bằng 0, thì trứng Artemia (Brine Shrimp Eggs) - một sản phẩm chuyên dùng cho sản xuất giống thủy sản, chủ yếu là nuôi tôm giống, cũng phải là đối tượng được hưởng ưu đãi, có chung một mã hàng hóa với thức ăn dùng cho tôm. Do đó áp thuế suất bằng 0% để tránh việc nhầm lẫn giữa người kinh doanh và cơ quan quản lý nhà nước.
Trong văn bản gần đây, Thứ trưởng Bộ NNPTNT, Vũ Văn Tám gửi Bộ Tài chính nêu rõ, qua nhiều nghiên cứu và thực tiễn chỉ ra rằng trứng Artemia có vai trò rất quan trọng, gần như chưa có sản phẩm thay thế hoàn toàn trong sản xuất giống thủy sản ở Việt Nam, đặc biệt trong sản xuất tôm giống nước lợ. Vì vậy, hàng năm ngoài số lượng trứng Artemia sản xuất trong nước, các DN vẫn phải nhập khoảng 160 tấn trứng Artemia từ nước ngoài để phục vụ sản xuất hơn 80 tỷ tôm giống nước lợ và đối tượng thủy sản khác.
Đánh giá về tác động của việc áp thuế, Bộ NNPTNT cho rằng, việc giảm thu ngân sách 21 tỷ đồng khi điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng trứng Artemia từ 5% xuống 0% có sức ảnh hưởng không lớn so với một ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu hơn 6 tỷ USD/năm. Trong khi đó, nếu áp thuế 0% thì sẽ có tác động rất tích cực cho sự phát triển chung của ngành tôm như: Tăng thu nhập cho người nuôi khi giá nguyên liệu đầu vào giảm (giá giống có thể giảm từ 10-15%); thúc đẩy gia tăng, củng cố chất lượng Artemia trong nước nhờ sự cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu; chất lượng, số lượng con giống cũng dần được nâng cao, ổn định…
Trong văn bản gần đây, Thứ trưởng Bộ NNPTNT, Vũ Văn Tám gửi Bộ Tài chính nêu rõ, qua nhiều nghiên cứu và thực tiễn chỉ ra rằng trứng Artemia có vai trò rất quan trọng, gần như chưa có sản phẩm thay thế hoàn toàn trong sản xuất giống thủy sản ở Việt Nam, đặc biệt trong sản xuất tôm giống nước lợ. Vì vậy, hàng năm ngoài số lượng trứng Artemia sản xuất trong nước, các DN vẫn phải nhập khoảng 160 tấn trứng Artemia từ nước ngoài để phục vụ sản xuất hơn 80 tỷ tôm giống nước lợ và đối tượng thủy sản khác.
Đánh giá về tác động của việc áp thuế, Bộ NNPTNT cho rằng, việc giảm thu ngân sách 21 tỷ đồng khi điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng trứng Artemia từ 5% xuống 0% có sức ảnh hưởng không lớn so với một ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu hơn 6 tỷ USD/năm. Trong khi đó, nếu áp thuế 0% thì sẽ có tác động rất tích cực cho sự phát triển chung của ngành tôm. Đặc biệt là tăng thu nhập cho người nuôi khi giá nguyên liệu đầu vào giảm (giá giống có thể giảm từ 10-15%).
Mặc dù các doanh nghiệp, hiệp hội và Bộ NNPTNT đã có văn bản đề xuất, nhưng Bộ Tài chính vẫn bỏ qua các ý kiến đóng góp và áp thuế đối với thức ăn tôm giống Artemia nhập khẩu 3%.
Bộ Tài chính đã chính thức ban hành Thông tư 98, bổ sung danh mục nhóm mặt hàng và mức thuế xuất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng đối với mặt hàng trứng Artemia với mức thuế 3%. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 13/8 tới.
Trước đó, phúc đáp công văn của Công ty Việt Úc Bạc Liêu về việc phân loại thuế suất thuế nhập khẩu trứng Artemia, Bộ Tài chính căn cứ các biểu thuế nhập khẩu ưu đãi áp dụng cho các năm 2009 đến nay thì mặt hàng này có thuế suất nhập khẩu ưu đãi 5%. Bộ Tài chính cũng đề nghị các doanh nghiệp thực hiện phân loại trứng Artemia còn sống làm thức ăn cho tôm theo hướng dẫn như trên và nộp thuế theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế.
Theo Dân Việt