Theo đại diện Công ty Cổ phần Nhôm Ngọc Diệp, các sản phẩm nhôm truyền thống hiện nay không còn đủ sức cạnh tranh ngay tại thị trường trong nước. Sức ép từ Trung Quốc lên ngành nhôm Việt Nam cũng liên tục tăng.
Đầu tư hiện đại hoá dây chuyền là hướng đi của doanh nghiệp để tăng sức cạnh tranh. Mới đây, doanh nghiệp xây dựng nhà máy sản xuất quy mô lớn Dinostar với dây chuyền sản xuất khép kín, tự động hóa cao. Ngọc Diệp đầu tư thêm riêng dàn máy móc ứng dụng công nghệ cao có giá trên 2 triệu USD.
Hiện đại nhất trong dàn máy móc mới sắm là dây chuyền sơn tĩnh điện đồng bộ nhập khẩu từ Wagner (Đức) sử dụng công nghệ 4.0. Hệ thống bao gồm súng phun, buồng sơn, hệ thống thu hồi bột sơn, hệ thống cấp bột trung tâm, hệ thống thu hồi bụi, robot tự động. Công suất trên 3.000 tấn một tháng. Theo đại diện Ngọc Diệp, các chuyên gia của Đức kiểm tra trực tiếp dây chuyền và cấp chứng nhận một trong những dây chuyền đầu tiên tại châu Á có công nghệ 4.0 của Wagner.
Với hai robot phun sơn tự động, dây chuyền hoạt động 24/24 giúp tiết kiệm nhân lực, thời gian cũng như nâng cao sản lượng.
Trong sản xuất, công nghệ 4.0 tạo ra các nhà máy thông minh được kết nối và tự động hóa linh hoạt. Các thông tin về chất lượng sản phẩm, độ dày sơn, độ tiêu hao thu hồi, độ ổn định của máy móc đều được kết nối, được quản lý, kiểm soát và điều hành bởi hệ thống máy chủ trung tâm của Ngọc Diệp và Wagner. Công nghệ giúp tăng năng suất dây chuyền sơn lên 40%.
Nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) các thông tin trong quá trình sản xuất liên tục được cập nhật, lưu trữ và phân tích. Các dữ liệu này sẽ là thông tin đầu vào quan trọng cho việc nghiên cứu phát triển các dòng sản phẩm mới với các thiết kế, nguyên liệu cũng như quy trình sản xuất mới phù hợp với các mong muốn ngày càng đa dạng và thay đổi nhanh chóng của khách hàng về nhu cầu sử dụng, kỹ thuật, mẫu mã, chất lượng, thời gian giao hàng và giá thành.
Ngoài việc sử dụng hệ thống đầu đốt của Đức, dây chuyền sơn còn kết hợp thêm hệ thống đèn hồng ngoại, nhằm tăng chất lượng và sự ổn định bề mặt sơn. Đây là bước tiến vượt bậc trong công nghệ sơn nhôm tại thị trường Việt Nam. Các sản phẩm nhôm có thể sơn được nhiều màu sắc khác nhau đảm bảo chất lượng bề mặt đạt tiêu chuẩn châu Âu, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng.
"Nhôm Dinostar đáp ứng đầy đủ các quy chuẩn QCVN 16:2017/ BXD, TCVN 5838:1994, tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS H4100:2015, tiêu chuẩn châu Âu EN 755-9:2016,... Đây là bước đi chiến lược của Ngọc Diệp trong việc từng bước giành thị phần cho nhôm Việt trước sự tấn công của hàng ngoại nhập", đại diện doanh nghiệp khẳng định.
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 với 3 trụ cột là trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn và IoT đang tác động sâu rộng đến các ngành sản xuất. Công nghệ 4.0 trở thành "vũ khí" của các doanh nghiệp trong cuộc đua nâng cao chất lượng sản phẩm và giành thị phần. Trong ngành sản xuất nhôm, tận dụng thời cơ từ cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 cũng trở thành nhiệm vụ sống còn.
Với Ngọc Diệp, các dữ liệu lưu trữ trong máy tính là thông tin đầu vào phục vụ việc nghiên cứu phát triển các dòng sản phẩm mới. Điều này đáp ứng thay đổi nhanh chóng của khách hàng về nhu cầu sử dụng, kỹ thuật, mẫu mã, chất lượng, thời gian giao hàng và giá thành.
"Dây chuyên mới sẽ giúp nhôm Dinostar chiếm lĩnh thị trường trong nước và quốc tế với hệ thống đại lý trải rộng khắp từ Bắc vào Nam. Đây là dòng sản phẩm mũi nhọn Ngọc Diệp", đại diện nhà sản xuất chia sẻ.
Mục tiêu đến cuối năm 2019, Ngọc Diệp sẽ đưa nhôm Dinostar dẫn đầu thị trường nhôm Việt trong nước và vươn tầm cạnh tranh với thị trường thế giới.
Thành Dương