Sự bùng phát của Covid-19 trên toàn thế giới đến nay vẫn đang gây ra những ảnh hưởng nặng nề về nhiều mặt, bao gồm cả kinh tế - xã hội. Không ít doanh nghiệp vất vả đối mặt với những tổn thất do dịch bệnh gây ra trong năm qua. Song, nhìn ở mặt tích cực, đối với những doanh nghiệp nhanh nhạy nhìn ra "cơ trong nguy" và tích cực chuyển đổi số để phù hợp nhu cầu thị trường, Covid-19 lại trở thành "cú hích" để họ bứt tốc vượt lên nhanh chóng.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, IMF và World Bank, Việt Nam là một trong những quốc gia hiếm hoi lọt top GDP cả năm tăng cao nhất thế giới với 2,91%. Kết quả này là minh chứng cho những nỗ lực chung tay phòng chống dịch của Chính phủ, các doanh nghiệp và người dân trong suốt năm vừa qua.
Câu chuyện về "điểm sáng" chống dịch và phục hồi kinh tế - xã hội của Việt Nam đã trở thành chủ đề được thảo luận trong buổi tọa đàm trực tuyến "The road to revenue recovery with tech" (Con đường phục hồi doanh thu bằng công nghệ), thuộc khuôn khổ Diễn đàn phát triển Đông Nam Á của Ngân hàng phát triển châu Á - ADB, diễn ra từ ngày 17-18/3/2021.
Tọa đàm có sự góp mặt của nhiều khách mời trong khu vực như: ông James Dong - CEO Lazada Việt Nam; ông Pandu Siahrij - Chủ tịch SEA Group tại Indonesia; và ông Arrif Ziaudeen - CEO của Chope tại Indones theo thời gian thực, k m của Chop tại Indones theo thời gian thự tại nhiều quốc gia Đông Nam Á.
Xuyên suốt buổi tọa đàm, các khách mời đã chia sẻ nhiều góc nhìn và bài học kinh nghiệm tại các quốc gia và doanh nghiệp của mình để duy trì phát triển ổn định, trụ vững qua năm 2020 nhiều biến động. Điểm chung của họ là đã triển khai những chính sách hướng đến mục tiêu tập trung xây dựng, phát triển vững chắc nền tảng công nghệ. Từ đó, biến công nghệ thành bệ phóng cho công cuộc chuyển đổi số của doanh nghiệp, thích nghi với thị trường biến đổi không ngừng như hiện nay.
Ông Arrif Ziaudeen, CEO Chope nhận định thói quen dùng mạng internet của người châu Á thay đổi rõ rệt theo hướng tăng trưởng mạnh mẽ trong năm qua. "Theo một số khảo sát, người châu Á cảm thấy thoải mái khi đặt mua thực phẩm, đồ ăn, thức uống trực tuyến hơn các nước phương Tây. Dịch vụ thanh toán trực tuyến và quét mã thanh toán bằng điện thoại cũng phát triển mạnh, Trung Quốc là một ví dụ điển hình. Điều đó cho thấy chúng ta có thể hy vọng về một tương lai thanh toán, đặt hàng, dịch vụ... toàn bộ dựa trên công nghệ", Arrif cho biết.
Sự thay đổi thói quen của người dân, chuyển hướng ưu tiên trực tuyến thay vì giao tiếp, mua hàng trực tiếp cũng diễn ra tương tự tại Indonesia. Pandu Sjahrir, Chủ tịch SEA Group Indonesia cho biết trong năm qua đã có khoảng 10 triệu nhà bán hàng đưa sản phẩm có họ lên các nền tảng kinh doanh trực tuyến. Theo Pandu, chỉ tính riêng thương mại điện tử tại nước này, thị trường đã tăng gấp đôi so với năm 2019.
Đối với Lazada, ông James Dong nhận định những yếu tố cốt lõi quyết định thành công trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát là nền tảng công nghệ vững chắc với nhiều hoạt động tương tác hấp dẫn, mang đến trải nghiệm ngoài mong đợi cho người dùng. Đây không phải là một đường lối nhất thời mà đã là mục tiêu phát triển dài hạn của Lazada từ những ngày đầu tiên thành lập.
Đại dịch đã gây ra những hạn chế, tuy nhiên theo nhận định của James Dong, chính nó lại giúp phá vỡ nhiều rào cản. Mà cụ thể ở đây là giới hạn về thị trường kinh doanh và nhóm đối tượng khách hàng. Lấy ví dụ về thị trường tại Thái Lan, ông cho biết trước năm 2020 chưa có nhiều doanh nghiệp hào hứng với việc mở gian hàng trên Lazada vì đã quen với môi trường bán hàng truyền thống. Tuy nhiên, sau khi dịch bệnh bùng phát, James cùng các nhân viên nhanh chóng ra mắt chiến dịch #YesICan, giúp đỡ hàng nghìn nhà bán hàng tại Thái Lan lên sàn thương mại điện tử, tiếp cận nguồn khách trực tuyến mà không phải chi bất cứ khoản phí nào.
"Với định hướng của Lazada trong năm qua, không chỉ có doanh nghiệp thu về lợi nhuận mà đây là sự hợp tác 'win-win', ba bên cùng có lợi. Các nhà bán hàng tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, trong khi người tiêu dùng có thể thoải mái mua sắm an toàn ngay tại nhà giữa thời dịch", vị CEO chia sẻ.
Không như những quốc gia khác, nhờ sự phản ứng kịp thời, những chính sách phòng dịch hiệu quả của Chính phủ, người dân Việt Nam hiện tại gần như quay lại cuộc sống bình thường chỉ sau thời gian ngắn. Trước sự chuyển biến nhanh chóng này, Lazada đã có những chính sách phù hợp để thích nghi với tình hình trong nước.
"Chúng tôi đã cố gắng đáp ứng nhu cầu của các thương hiệu, nhà bán hàng và cả người tiêu dùng nhiều nhất có thể. Lazada tự hào một trong những đơn vị tiên phong với nhiều nỗ lực phục hồi và đổi mới, nhằm hỗ trợ người dân, các doanh nghiệp phi kỹ thuật số tại địa phương. Chính họ là những người chịu nhiều thiệt hại nhất từ đại dịch", ông James Dong chia sẻ.
Trong làn sóng Covid-19 đầu tiên, Lazada Việt Nam đã triển khai gói hỗ trợ kích cầu kinh tế cho 110.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kết quả là tháng 12/2020, Lazada Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng vượt trội hơn 220% về số lượng nhà bán hàng trực tuyến.
LazLive, nền tảng livestream trên ứng dụng Lazada, thu hút hơn 11 triệu lượt xem chỉ tính riêng ngày 11/11/2020. Đơn vị đã đẩy mạnh đầu tư với số tập livestream tăng hơn 10 lần. Nhiều nhà bán hàng sử dụng LazLive hiệu quả, đạt mức tăng trưởng doanh thu lên đến 380% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượt xem livestream hàng ngày trên ứng dụng Lazada tăng gần 25 lần. Trong đó, đại nhạc hội trước các lễ hội mua sắm thu hút đến 15 triệu lượt xem.
Năm 2021, nền tảng này tiếp tục triển khai nhiều hoạt động kích cầu mua sắm, hỗ trợ các nhà bán hàng và doanh nghiệp Việt duy trì mức tăng trưởng. Đơn cử là chiến dịch sinh nhật lần 9 diễn ra từ ngày 27-29/3 sắp tới với nhiều hoạt động thú vị.
Những chia sẻ của các vị khách mời đã cho thấy những biến cố bất ngờ như Covid-19 có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Trong một bối cảnh bất định như vậy, việc đầu tư vào phát triển hạ tầng công nghệ sẽ tạo nền tảng vững chắc giúp doanh nghiệp đứng vững trước "làn sóng" suy thoái. Không chỉ hiện tại mà trong tương lai, các doanh nghiệp có thể buộc phải nhìn nhận bước ngoặt chuyển đổi số như một hoạt động tất yếu trong hành trình tiến đến mục tiêu phát triển bền vững.
Thy An