Lợi thế của doanh nghiệp là cơ bản
Đối với một doanh nghiệp gia đình, các thành viên luôn có tầm nhìn lâu dài đối với việc đầu tư của họ thay vì chỉ tập trung vào lợi tức trước mắt. Họ luôn coi mình là người quản lý doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của họ luôn vì lợi ích của thế hệ mai sau.
Các thành viên gia đình có thể cam kết hơn đối với thành công của doanh nghiệp. Họ không phải là những người làm thuê mà là người chủ và họ có mối liên kết chặt chẽ với nhau cũng như đối với doanh nghiệp. Khi gặp những chuyện khó khăn, họ sẽ làm những gì cần phải làm để khắc phục tình trạnh. Những người trong gia đình làm việc cùng nhau cùng chia sẻ các giá trị giống nhau, nên dễ dàng hơn cho sự phát triển một nền văn hóa của công ty.
Sức lôi cuốn đối với khách hàng. Người ta thường thích làm ăn kinh doanh với một gia đình, đặc biệt ở những nơi có một ý thức cộng đồng mạnh. Người ta tin là mô hình doanh nghiệp gia đình sẽ làm tốt mọi việc cho khách hàng của họ, vì họ sống giữa hàng xóm láng giềng, họ buộc phải đối xử một cách đứng đắn. Chẳng có thế mà các chiến lược marketing của các công ty lớn, đa quốc gia ví như SC Johnson đã lấy khẩu hiệu là "Một công ty gia đình".
Doanh nghiệp gia đình thường thu được lợi nhuận nhiều hơn. Thường thì các doanh nghiệp gia đình không xác định thành công chỉ đơn thuần trong khái niệm đồng tiền. Những doanh nghiệp gia đình nhiều thế hệ thường tự hào về truyền thống mạnh và tốt đẹp của họ trong việc cung cấp việc làm, buôn bán. Đặc biệt là những việc làm từ thiện vì lợi ích đối với cộng đồng của họ.
Ngoài ra doanh nghiệp gia đình còn có các lợi ích phụ. Một doanh nghiệp có thể nêu ra những điều như vậy coi như một cơ hội để chia sẻ với các thành viên gia đình, nếu không thì cũng hiếm thấy một đề nghị cơ hội việc làm cho những người thân có đủ tư cách, để chuyển tình cảm thương yêu gia đình thành thực tế. Một doanh nghiệp có thể thống nhất và đem lợi ích cho toàn gia đình.
Những bất lợi"đặc thù"
Trước hết là những mối bất hòa giữa các thành viên dẫn đến những vụ cãi nhau vặt vãnh. Các thành viên gia đình thường có xu hướng ít lo lắng sẽ bị bỏ rơi. Các vấn đề gia đình cũng thường được đem vào nơi làm việc, trở thành những mâu thuẫn nội bộ. Có rất nhiều rắc rối của doanh nghiệp gia đình là những chuyện thuộc phạm vi gia đình. Đó là sự ghen ghét, tức giận, phật ý. Nếu các thành viên đó không từ bỏ những chuyện cá nhân và ác ý ở lại nhà mình mỗi buổi sáng trước khi đi làm, thì doanh nghiệp sẽ chịu tổn thương. Vì thế bầu không khí làm việc sẽ lộn xộn, phá hoại đạo đức và chia rẽ với những người trong cơ quan xong không có quan hệ họ hàng. Nhưng khó là ở chỗ, nếu như không để lại các vấn đề gia đình ở chỗ làm việc, thì sự họp mặt của gia đình sau ngày làm việc sẽ chẳng còn mấy vui vẻ.
Việc sử dụng những người thân vào công ty mà bất chấp kỹ năng chuyên môn hoặc cho phép người thân phát triển cái ý thức "ta đây có quyền" trong doanh nghiệp thì sẽ dẫn đến sa sút về thành tựu, kìm hãm tăng trưởng và lợi nhuận tất nhiên sẽ ít dần. Nguyên nhân chính là vì một thành viên nào đó nghĩ rằng họ có thể không làm việc hay chỉ làm đại khái. Thử hỏi rằng trong một doanh nghiệp mà thành viên thiếu kỹ năng chuyên môn, năng lực và tài năng thì tình hình sẽ ra sao? Nếu không đạt những yêu cầu đó thì liệu chủ doanh nghiệp có sa thải họ hay không?
Sự căng thẳng trong đời sống vợ chồng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới doanh nghiệp gia đình. Tình trạng làm việc cùng nhau cũng có thể phá vỡ một cuộc hôn nhân. Sức ép này là khá mạnh và những bất lợi khi làm việc cùng nhau, nhất là khi điều hành một doanh nghiệp là khá gay gắt. Hơn thế khi làm việc cùng với vợ, thậm chí với bạn bè, còn khó chịu hơn nữa. Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để có thể duy trì được những lợi thế của doanh nghiệp gia đình, để có thể tránh và hạn chế những điểm bất lợi trên? Tác giả Aronoff, đã đưa ra lời khuyên các thành viên gia đình khi có ý định kinh doanh cùng nhau thì cần chuẩn bị rất kỹ nhiều vấn đề. Trước tiên, họ cần nhìn vào lịch sử mối quan hệ gia đình, nhất là đối với những thực tế có thể xẩy ra. Họ phải dự đoán được các tình huống có thể xảy ra và phải ra các giải pháp để xoay xở, quản lý doanh nghiệp, tránh những sự chia rẽ nhau, đồng thời đáp ứng các nhu cầu kinh doanh.
Sự lãnh đạo mang tính gia đình trong một doanh nghiệp, nếu không tốt sẽ dấn đến tình trạng "gia đình trong công việc điều hành của một doanh nghiệp". Như vậy sẽ có nguy cơ phạm những điều sai trái, lạm dụng và làm hư hại mối quan hệ gia đình. Triết lý này cuối cùng cũng làm cho nó thiếu tính liên tục khi gia đinh muốn bán lại doanh nghiệp. Các thế hệ thứ hai và thứ bạ và xa hơn nữa, có thể xẩy ra những mâu thuẫn không giải quyết được giữa các cổ đông gia đình là những người không tích cực trong kinh doanh so với những người tích cực.
(Theo Thời Báo Kinh Tế Việt Nam)