Chương trình biểu diễn "Cải lương tuồng cổ Việt Nam và Triều kịch Quảng Đông Trung Quốc" diễn ra vào tối 27/2. Các nghệ sĩ hai nước trình diễn năm trích đoạn cải lương, Triều kịch, cũng như dành thời gian chia sẻ về sự giao thoa của hai loại hình nghệ thuật ca diễn này ở Việt Nam. Triều kịch (tuồng Triều Châu) nằm trong top 10 loại hình ca kịch Trung Quốc, là một trong ba loại ca kịch phổ biến nhất của tỉnh Quảng Đông. Ngày 20/5/2006, Triều kịch được Quốc Vụ viện Trung Quốc liệt vào danh sách di sản văn hóa phi vật chất cấp quốc gia. * Nghệ sĩ Bạch Long chia sẻ về cải lương tuồng cổ Video Cải lương (chị vân) Hai diễn viên của đoàn "Đông Ấu Bạch Long" diễn trích đoạn "Hồ Nguyệt cô hóa cáo". Năm 2017 - 2018 đánh dấu chặng đường một thế kỷ phát triển của cải lương - bộ môn nghệ thuật "đặc sản" của Việt Nam, nhất là với người dân Nam bộ. Trong khoảng 100 năm phát triển, cải lương trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Cải lương hình thành giữa phong trào canh tân đầu thế kỷ trước, phát triển hưng thịnh vào thập niên 1950 - 1960. Nghệ sĩ đến từ Viện Triều kịch Quảng Đông trình diễn trích đoạn "Chiêu thân"... ... và "Ái ca" trong "Xuân hương truyện". Đoàn Thanh Sơn nhận sự cổ vũ nồng nhiệt từ khán giả khi diễn "Quan Công hiển thánh". Tiết mục được đầu tư từ kịch bản đến trang phục, đạo cụ bắt mắt. Nhóm Thanh Sơn thành lập từ năm 1975, do nghệ sĩ Thanh Sơn - hậu duệ của đoàn tuồng cổ Minh Tơ - Thanh Sơn tổ chức. Với hơn 30 diễn viên, nhóm đã lưu diễn nhiều nơi, được khán giả yêu thích qua các vở tuồng như: "Bao công xử án Quách Què", "Đào Diên kết nghĩa"... Hàng trăm khán giả đến thưởng thức chương trình, liên tục vỗ tay tán thưởng phần trình diễn của các nghệ sĩ. Chương trình diễn ra tại Hội quán Nghĩa An (Miếu Quan Đế) ở quận 5. Ảnh: T.B.Triển lãm tôn vinh nghệ thuật cải lương trên phố Nguyễn Huệ Cải lương: Tinh hoa trong dĩ vãng Thất Sơn