Năm 1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành từ bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Khi tham gia Đại hội Quốc tế thanh niên cộng sản lần thứ IV tại Moscow (tháng 7/1924), Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì soạn thảo và trình bày Luận cương về thanh niên thuộc địa, trong đó nêu yêu cầu cấp bách phải tổ chức, tập hợp lực lượng thanh niên cách mạng và hình thành các đoàn thể thanh niên, xây dựng các tổ chức Thanh niên cộng sản tại thuộc địa.
Theo tư liệu từ Trung ương Đoàn, năm 1930, Án nghị quyết về Cộng sản thanh niên vận động được thông qua tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất (10/1930), trong đó ghi "Đảng Cộng sản phải cần kíp công tác trong quần chúng thanh niên, phải lãnh đạo quần chúng thanh niên. Muốn vậy, chỉ có thể tổ chức ra một đoàn thể của thanh niên mới được". Ngay sau đó, các cơ sở Đoàn được tổ chức tại hầu hết địa phương nhưng chưa thống nhất cùng một hệ thống.

Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Ngày "Thanh niên cứu quốc" của Đoàn Thanh niên cứu quốc Thủ đô năm 1946. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Đến ngày 20-26/3/1931, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai được tổ chức tại Sài Gòn, do Tổng bí thư Trần Phú chủ trì. Tại đó, việc cần tổ chức Cộng sản thanh niên Đoàn một lần nữa được đề cập. Hội nghị yêu cầu Đảng bộ địa phương phải "gây ra cơ sở của Đoàn", cử ủy viên tham gia tổ chức. Chỉ trong vòng 9 tháng, số lượng đoàn viên cả nước lên hơn 2.500. Ban chấp hành Quốc tế thanh niên cộng sản công nhận Đoàn Thanh niên cộng sản Đông Dương là một bộ phận của Quốc tế thanh niên cộng sản.
Theo đề nghị của Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 3 (1961) đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một trong những ngày cuối của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai) làm ngày kỷ niệm thành lập Đoàn hàng năm.
Câu 2: Từ năm 1931 đến nay, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trải qua bao nhiêu tên gọi?