Thứ ba, 7/5/2019, 15:15 (GMT+7)

Từ khi còn là một cậu bé, ông Nguyễn Hồng Lĩnh đã bị thu hút bởi tiếng động cơ mỗi khi máy bay cất, hạ cánh ở phi trường Đa Phúc (nay là sân bay quốc tế Nội Bài) ngay gần nhà mình. Tình yêu, sở thích tìm tòi về máy bay là một trong những lý do khiến ông theo đuổi ước mơ trở thành phi công.

Đến nay, nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Đoàn bay 919, ông đã có 40 năm làm nghề, trải qua nhiều cương vị: lái chính, giáo viên bay, kiểm tra, thanh tra viên, trưởng đoàn bay. Ông kể, quá trình công tác có niềm vui, trăn trở, nhiều kỷ niệm không thể nào quên.

Hơn một tháng trước, tôi tròn 40 năm tôi trúng tuyển vào phi công, không kể thời gian được cử đi đào tạo trong, ngoài nước thì bản thân đã gắn bó với Đoàn bay 919 gần 35 năm. Thời kỳ đầu, Đoàn bay chỉ được trang bị các loại máy bay công nghệ Liên Xô, tôi là lái phụ. Theo thời gian công tác, bản thân trưởng thành dần lên. Năm 1984, sau khi được đào tạo ở Nga về, tôi chủ yếu làm nhiệm vụ hàng không dân dụng.

Nếu như chuyến bay đầu đời khiến tôi không thể quên vì cảm giác bỡ ngỡ khi lần đầu tiên làm chủ máy bay, chinh phục bầu trời như giấc mơ mình hằng ấp ủ thì chuyển chuyến bay giải cứu lao động Việt Nam khỏi vùng chiến sự Libya đầu năm 2011 lại mang đến cho tôi cảm xúc rất đặc biệt.

Ngày đó, tôi được phân công lái chuyển mở đầu cho chiến dịch thiết lập cầu hàng không sơ tán trên 10.000 lao động Việt Nam từ Libya về nước an toàn. Nhận nhiệm vụ, tôi vui và nhủ bản thân cố gắng vì là một trong những phi công được tin tưởng giao phó.

Bản thân hiểu cảm xúc vỡ òa của những người lao động khi nhìn thấy phi cơ Boeing 777 cắm cờ tổ quốc đến đón mình giữa lúc tình hình chiến sự leo thang. Thời điểm đó, máy bay của Vietnam Airlines liên tục tới Tunisia để đưa công dân về nước trong khi nhiều người nước ngoài mắc kẹt ở Libya.

Bên cạnh đó, cuộc đời phi công của tôi còn có nhiều kỷ niệm với những chuyến chuyên cơ phục vụ lãnh đạo của đất nước. Bởi lẽ, hàng hàng không không quốc gia không chỉ hoạt động vì mục đích thương mại, mà còn làm nhiệm vụ chính trị, dự bị cho an ninh quốc phòng với khoảng trên dưới 200 chuyến bay chuyên cơ mỗi năm.

Nếu như những chuyến bay thương mại là nhịp cầu kết nối văn hoá, thương mại giữa Việt Nam với các nước thì những chuyến chuyên cơ còn mang ý nghĩa đại diện cho hình ảnh, là vị thế của Việt Nam trong mối quan hệ đối tác với bạn bè năm châu.

Trước hết, phi công phải nhiệt huyến, tâm lý vững để bình tĩnh áp dụng những kiến thức đã học, kinh nghiệm tích luỹ giờ bay để xử lý, vượt qua mọi khó khăn, thách thức trong các giai đoạn của chuyến bay. Bên cạnh đó, những tình huống xảy ra chuyến bay nào giống nhau, người làm nghề phải thực sự bản lĩnh.

Điều quan trọng đối với đội ngũ phi công là xây dựng được niềm tin đối với khách hàng bằng chất lượng dịch vụ và sự an toàn.

Từ trước đến nay, người được phân công vào vị trí phụ trách khai thác của Vietnam Airlines đều là cán bộ đi lên từ cơ sở, tôi cho rằng đó là một lợi thế. Bản thân có 35 năm gắn bó với Đoàn bay, từ vị trí người lái đến quản lý giúp tôi có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết về lĩnh vực của mình.

Hiện nay, mỗi ngày Trung tâm điều hành của Vienam Airlines là đầu mối tập trung quản lý khoảng 420 chuyến bay, cao điểm có thể trên 500 chuyến một ngày trên khắp năm châu. Mô hình quản lý tiên tiến trên thế giới, cho phép chúng tôi điều hành hiệu quả, an toàn trong hoạt động khai thác của toàn mạng.

Tôi nhớ, cách đây khoảng 10 năm, Đoàn bay 919 có đến 35% phi công là người Việt. Khi xây dựng chiến lược phát triển, chúng tôi đặt mục tiêu đến năm 2025 giảm tỷ lệ phi công nước ngoài xuống còn 25%, đưa tỷ lệ phi công Việt Nam lên 75%. Đến nay, mục tiêu này đã sắp hoàn thành. Hiện, Đoàn có khoảng 1200 phi công thì chỉ có 30% người nước ngoài mang gần 60 quốc tịch khác nhau, còn lại là người Việt.

Đoàn bay 919 là một thương hiệu lớn không chỉ đối với ngành hàng không trong nước, khu vực và quốc tế. Đoàn trưởng thành từ quân đội với các trận không chiến đã đi vào lịch sử giữ nước của dân tộc, những tấm gương anh hùng được tổ quốc ghi công. Bản thân tôi và các đồng nghiệp trong đoàn luôn động viên nhau, ngoài việc tiếp nối những thành tựu tốt đẹp thì phải vươn lên làm chủ công nghệ mới.

Những năm 90 của thế kỷ trước, Việt Nam quyết định chuyển từ khai thác công nghệ tàu bay Liên Xô sang công nghệ phương Tây. Đây là bước chuyển đổi rất căn bản, không chỉ ảnh hưởng đến đội ngũ người lái mà còn kéo theo sự thay đổi cả về bộ máy cũng như trình độ quản trị doanh nghiệp. Khi đó, tôi đang là cơ trưởng máy bay IN18, được cử đi đào tạo lái máy bay Airbus A320, gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Tuy nhiên, bằng sự quyết tâm của cả hệ thống, khoảng 3 năm sau, Vietnam Airlines chuyển giao công nghệ thành công và bắt kịp được xu hướng chung, hoạt động theo chuẩn mực của ngành hàng không quốc tế. Sau này, chính những phi công của Đoàn bay đã vươn lên làm chủ công nghệ, thực hiện chuyển giao cho các đối tác nước ngoài.

Năm 2015-2016, Vietnam Airlines cùng lúc làm chủ công nghệ khai thác máy bay thế hệ mới Airbus A350 và Boeing 787. Sự trưởng thành của Đoàn bay 919 trong thời gian qua, bên cạnh đem lại hiệu quả về kinh tế mà còn là sự đảm bảo an toàn cho ngành hàng không Việt Nam.

Nhân kỷ niệm 60 năm thành lập Đoàn bay 919, mong ước của tôi là Đoàn bay có đóng góp nhiều hơn nữa để góp phần đưa Vietnam Airlines trở thành tập đoàn lớn mạnh.