5h30 ngày 18/11, hàng chục người dân cào ngao (nghêu) ở biển Bãi Sau. Lúc này thủy triều đang xuống và ngao bị sóng đánh dạt vào đoạn biển dài gần một km từ mũi Nghinh Phong đến Hòn Bà (TP Vũng Tàu).
5h30 ngày 18/11, hàng chục người dân cào ngao (nghêu) ở biển Bãi Sau. Lúc này thủy triều đang xuống và ngao bị sóng đánh dạt vào đoạn biển dài gần một km từ mũi Nghinh Phong đến Hòn Bà (TP Vũng Tàu).
Nhiều người mang theo dụng cụ chạy dọc bờ biển Bãi Sau để tìm bãi bắt. Dụng cụ cào ngao là lưỡi cào bằng sắt mỏng, bộ phận lọc cát và túi lưới dài hơn 3 m được gá vào đoạn tre.
Nhiều người mang theo dụng cụ chạy dọc bờ biển Bãi Sau để tìm bãi bắt. Dụng cụ cào ngao là lưỡi cào bằng sắt mỏng, bộ phận lọc cát và túi lưới dài hơn 3 m được gá vào đoạn tre.
Bà Loan (gần 50 tuổi) là một trong số hàng chục phụ nữ làm nghề cào ngao. Do sức yếu bà chỉ cào sát mép nước và thi thoảng lên bờ nghỉ mệt. "Hết cào ngao đến cào chang chang, cào quanh năm. Bữa trúng ba bảy bữa trật, nghề này cũng chỉ đủ sống thôi", bà Loan nói và cho biết, hôm nay kiếm được 500.000 đồng.
Bà Loan (gần 50 tuổi) là một trong số hàng chục phụ nữ làm nghề cào ngao. Do sức yếu bà chỉ cào sát mép nước và thi thoảng lên bờ nghỉ mệt. "Hết cào ngao đến cào chang chang, cào quanh năm. Bữa trúng ba bảy bữa trật, nghề này cũng chỉ đủ sống thôi", bà Loan nói và cho biết, hôm nay kiếm được 500.000 đồng.
Người dân tập trung cào ở đoạn biển ngao vừa dạt vào. Họ lặng lẽ làm việc, không tranh giành bãi.
"Ngao xuất hiện nhiều ở vực này từ ba hôm trước. Lúc đó tôi và gần 10 người cào không xuể, vài tiếng kiếm được 5 triệu đồng. Giờ vẫn còn nhiều, nhưng người ta đến quá đông", một người dân nói.
Người dân tập trung cào ở đoạn biển ngao vừa dạt vào. Họ lặng lẽ làm việc, không tranh giành bãi.
"Ngao xuất hiện nhiều ở vực này từ ba hôm trước. Lúc đó tôi và gần 10 người cào không xuể, vài tiếng kiếm được 5 triệu đồng. Giờ vẫn còn nhiều, nhưng người ta đến quá đông", một người dân nói.
Một vài người tiến ra các ghềnh đá cào ngao.
Theo ông Lê Tuấn, 54 tuổi, ở huyện Long Điền, người dân gọi là "ngao bay" vì loài này xuất hiện đột ngột theo sóng tấp vào bãi biển, nhiều nhất vào mùa gió chướng từ tháng 9 đến tháng hai âm lịch năm sau.
Một vài người tiến ra các ghềnh đá cào ngao.
Theo ông Lê Tuấn, 54 tuổi, ở huyện Long Điền, người dân gọi là "ngao bay" vì loài này xuất hiện đột ngột theo sóng tấp vào bãi biển, nhiều nhất vào mùa gió chướng từ tháng 9 đến tháng hai âm lịch năm sau.
Số khác tìm đến các hốc đá bãi cạn, dùng tay hốt ngao.
Theo người dân, loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ này lớn nhất chỉ bằng ngón tay người lớn và nó sẽ chết sau một thời gian ngắn dạt vào bờ. Trong khi những loài ngao khác kích thước lớn hơn.
Theo người dân, loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ này lớn nhất chỉ bằng ngón tay người lớn và nó sẽ chết sau một thời gian ngắn dạt vào bờ. Trong khi những loài ngao khác kích thước lớn hơn.
Ông Đặng Văn Chiến (ở xã Phước Tỉnh) đổ ngao từ túi lưới vào bao. Sau hai giờ cào, gia đình bốn người của ông bắt được 30 bao.
Ông Đặng Văn Chiến (ở xã Phước Tỉnh) đổ ngao từ túi lưới vào bao. Sau hai giờ cào, gia đình bốn người của ông bắt được 30 bao.
Họ chở các bao ngao lên bờ, thương lái sẽ thu mua tại chỗ với giá 100.000 đồng mỗi bao.
Ông Chinh (48 tuổi) và vợ ăn cơm sáng trên bờ kè biển sau khi cào được 4 bao ngao. Ông làm nghề đã hơn 10 năm. Hai năm nay, vợ ông đi cùng. "Những đêm thủy triều xuống ngắn, tôi và mọi người phải ngủ dọc bãi biển này để làm kịp nước", ông Chinh nói.
Ông Chinh (48 tuổi) và vợ ăn cơm sáng trên bờ kè biển sau khi cào được 4 bao ngao. Ông làm nghề đã hơn 10 năm. Hai năm nay, vợ ông đi cùng. "Những đêm thủy triều xuống ngắn, tôi và mọi người phải ngủ dọc bãi biển này để làm kịp nước", ông Chinh nói.
Hai người dân đi tắm biển và bắt ngao về nấu canh. "Hôm qua dạt vào nhiều quá, tôi bắt một mớ về luộc lấy nước để nấu canh. Rất ngon ngọt nên hôm nay ra bắt tiếp", người phụ nữ nói.
Tại Bà Rịa - Vũng Tàu có hàng trăm người chủ yếu ở huyện Long Điền, Đất Đỏ làm nghề cào ngao, chang chang ở các bãi biển từ TP Vũng Tàu đến Xuyên Mộc. Ngao, chang chang được thương lái thu chở ra Nha Trang làm thức ăn cho tôm hùm.
Hai người dân đi tắm biển và bắt ngao về nấu canh. "Hôm qua dạt vào nhiều quá, tôi bắt một mớ về luộc lấy nước để nấu canh. Rất ngon ngọt nên hôm nay ra bắt tiếp", người phụ nữ nói.
Tại Bà Rịa - Vũng Tàu có hàng trăm người chủ yếu ở huyện Long Điền, Đất Đỏ làm nghề cào ngao, chang chang ở các bãi biển từ TP Vũng Tàu đến Xuyên Mộc. Ngao, chang chang được thương lái thu chở ra Nha Trang làm thức ăn cho tôm hùm.
Trường Hà