Đáp án:
Đặc điểm nhận biết cơ bản:
1. Cải canh
Gọi chúng là cải canh vì chúng thường được dùng để nấu canh, trong khi phần lớn các loại rau cải còn lại đều dùng để luộc, xào. Loại cải này có thân ngắn, gầy, lá có răng cưa, vân lá nổi rõ, vị hơi đắng nhẹ. Chúng thường được nấu canh thịt nạc, làm các món thịt cuốn cải hay dùng để nhúng lẩu.
2. Cải bẹ
Đúng như tên gọi của mình, cải bẹ mọc từng từng bẹ lớn, mập mạp, bẹ lá cuốn chặt lấy nhau, lá phía trên khá lớn. Loại rau này thường được dùng để muối dưa vì rất giòn, ngon, thấm vị.
3. Cải chíp
Cải chip có thân ngắn nhất, bẹ lá khá mập mạp, lá to, phiến lá tròn, vị ngọt nhẹ. Cải chíp rất phổ biến trong ẩm thực Trung Hoa, có thể sốt dầu hào, sốt nấm... Phần bẹ phía dưới phân bố nhánh khá đẹp nên còn có thể dùng để tạo hình bông hoa.
4. Cải ngồng
Cải ngồng phân nhánh phía trên chứ không mọc thành từng bẹ. Đặc biệt, bó cải ngồng thường có một ít hoa màu vàng, dễ phân biệt. Cải ngồng cũng phổ biến trong ẩm thực Trung Hoa, có nhiều tác dụng với sức khỏe, có thể xào tỏi, xào nấm, sốt nước tương...
5. Cải ngọt
Nhiều nơi gọi cải ngọt là cải thìa, chúng có thân dài hơn, mảnh, lá thuôn dài, thường được dùng để xào tỏi hay luộc, chấm với xì dầu. Phần thân khá giòn, vị ngọt.
6. Cải bó xôi
Cải bó xôi hay rau chân vịt thực chất là loại rau họ dền, chứ không phải họ cải. Nhiều người dễ nhầm loại rau này với cải thìa/cải ngọt vì trông chúng khá giống nhau (thân mảnh, lá tròn). Nhưng khi quan sát kỹ, bạn sẽ nhận thấy lá của cây cải bó xôi dày hơn, màu xanh sẫm hơn, cuống cứng hơn và lá thon hơn so với cải ngọt. Ngoài ra, hàm lượng dinh dưỡng của cải bó xôi cao hơn hẳn so với cải ngọt.