Cách đây gần 2 thế kỷ, đình Bình Thủy hay Long Tuyền cổ miếu được lợp lá, gỗ và đến nay đã trải qua 2 lần trùng tu. Ngôi đình hiện tại được xây dựng từ năm 1909, thời gian thi công trong vòng một năm, là một trong những ngôi đình lâu đời ở Nam Bộ.
Cách đây gần 2 thế kỷ, đình Bình Thủy hay Long Tuyền cổ miếu được lợp lá, gỗ và đến nay đã trải qua 2 lần trùng tu. Ngôi đình hiện tại được xây dựng từ năm 1909, thời gian thi công trong vòng một năm, là một trong những ngôi đình lâu đời ở Nam Bộ.
Đình nằm trên khu đất rộng hơn 4.000 m2 thuộc phường Bình Thủy, quận Bình Thủy. Đình có vị trí đắc địa theo quan niệm phong thủy xưa: phía Đông giáp sông Bình Thủy, phía Bắc giáp sông Hậu, phía Nam giáp đường Lê Hồng Phong, phía Tây giáp khu dân cư.
Đình nằm trên khu đất rộng hơn 4.000 m2 thuộc phường Bình Thủy, quận Bình Thủy. Đình có vị trí đắc địa theo quan niệm phong thủy xưa: phía Đông giáp sông Bình Thủy, phía Bắc giáp sông Hậu, phía Nam giáp đường Lê Hồng Phong, phía Tây giáp khu dân cư.
Được xây dựng vào đầu thế kỷ 20, kiến trúc đình chịu ảnh hưởng của nhiều phong cách kiến trúc. Mặt trước cửa ra vào của đình có kiểu dáng hình vòm thêm họa tiết trên trụ cột giống kiến trúc Pháp. Ảnh: mstunbirex.nguyen/Instagram
Được xây dựng vào đầu thế kỷ 20, kiến trúc đình chịu ảnh hưởng của nhiều phong cách kiến trúc. Mặt trước cửa ra vào của đình có kiểu dáng hình vòm thêm họa tiết trên trụ cột giống kiến trúc Pháp. Ảnh: mstunbirex.nguyen/Instagram
Trong khi phần mái lại giống các chùa, hội quán của người Hoa.
Bên trong đình có các họa tiết trang trí mang bản sắc dân tộc với các bức chạm trổ, hoành phi, câu đối, liễn.
Mỗi hàng cột trong đình đều có treo câu đối, riêng 2 hàng cột ở giữa được chạm khắc tinh xảo và có thêm hoa văn trang trí.
Bên trong đình có các họa tiết trang trí mang bản sắc dân tộc với các bức chạm trổ, hoành phi, câu đối, liễn.
Mỗi hàng cột trong đình đều có treo câu đối, riêng 2 hàng cột ở giữa được chạm khắc tinh xảo và có thêm hoa văn trang trí.
Mái đình được thiết kế theo kiểu "tứ hải" thường thấy trong các ngôi nhà cổ ở Nam bộ.
Đình được cất trên một nền đất cao và có chiều sâu. Nhà trước và nhà sau đều có 6 hàng cột, bố cục với 5 gian điện thờ và 2 dãy hành lang nội bộ.
Đình được cất trên một nền đất cao và có chiều sâu. Nhà trước và nhà sau đều có 6 hàng cột, bố cục với 5 gian điện thờ và 2 dãy hành lang nội bộ.
Đình thờ các vị thần linh, Bổn cảnh Thành Hoàng cùng các vị anh hùng có công với đất nước như Trần Hưng Đạo, Phan Bội Châu, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Trung Trực, Đinh Công Chánh…
Đình thờ các vị thần linh, Bổn cảnh Thành Hoàng cùng các vị anh hùng có công với đất nước như Trần Hưng Đạo, Phan Bội Châu, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Trung Trực, Đinh Công Chánh…
Bên ngoài đình có 4 miếu thờ 4 vị thần là thần Nông, thần Hổ, thần Rừng và thần Khai kênh dẫn nước.
Học sinh, sinh viên ở TP Cần Thơ thường đến đình để tìm hiểu về văn hóa lịch sử, tín ngưỡng địa phương. Vào ngày 12-15 tháng 4 âm lịch hàng năm, lễ hội Kỳ yên đình Bình Thủy được tổ chức thu hút du khách thập phương về tham dự. Năm 2018, lễ hội này được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Trước đó, năm 1989 đình Bình Thủy được công nhận là Di sản Văn hóa - Lịch sử cấp quốc gia.
Học sinh, sinh viên ở TP Cần Thơ thường đến đình để tìm hiểu về văn hóa lịch sử, tín ngưỡng địa phương. Vào ngày 12-15 tháng 4 âm lịch hàng năm, lễ hội Kỳ yên đình Bình Thủy được tổ chức thu hút du khách thập phương về tham dự. Năm 2018, lễ hội này được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Trước đó, năm 1989 đình Bình Thủy được công nhận là Di sản Văn hóa - Lịch sử cấp quốc gia.
Huỳnh Nhi