Bộ yêu cầu các doanh nghiệp trong thời gian bị đình chỉ phải tập trung chấn chỉnh công tác tuyển chọn, đào tạo, giáo dục định hướng, quản lý lao động nước ngoài và có biện pháp đưa số lao động bỏ trốn còn ở Đài Loan về nước. Trong 5 ngày trước khi thời hạn đình chỉ kết thúc, doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo kết quả chấn chỉnh tình trạng lao động bỏ trốn gửi về Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và cơ quan chủ quản để xem xét quyết định các biện pháp tiếp theo.
Ngoài ra, Bộ cũng cảnh báo 19 doanh nghiệp đưa lao động sang làm việc tại Đài Loan có tỷ lệ bỏ trốn cao; dừng thẩm định hợp đồng đưa lao động sang làm việc tại Đài Loan đối với 6 doanh nghiệp không thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo theo quy định kể từ ngày 20/11 cho đến khi các đơn vị này có báo cáo giải trình và thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo.
Ông Nguyễn Thanh Hòa, Cục trưởng Quản lý lao động nước ngoài, cho biết, đây là quyết định cứng rắn nhất từ trước đến nay của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nhằm chấn chỉnh tình trạng lao động phá bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc. 43 doanh nghiệp bị đình chỉ có tỷ lệ lao động bỏ trốn lên tới 10%. Và mặc dù Bộ đã có công văn về việc này, nhưng tình trạng bỏ trốn chưa được ngăn chặn, doanh nghiệp chưa có biện pháp để giảm thiểu tỷ lệ này.
8 công ty bị đình chỉ trong thời gian 6 tháng, kể từ 20/11, là:
1- Công ty Xây dựng số 8
2- Công ty Vận tải Thủy Bắc
3- Công ty Thương mại tổng hợp Bà Rịa - Vũng Tàu
4- Công ty Thương mại và đầu tư phát triển Hà Nội
5- Công ty Xuất nhập khẩu Hải Dương
7- Công ty Dệt may Việt Nam
8- Công ty Xây dựng công nghiệp Việt Nam
Như Trang