Ảnh: wickedfrenchkiss. |
Khi sơn móng tay, chúng ta đã bổ sung thêm một chút lấp lánh nữ tính vào bàn tay. Với một số người, chúng thay thế dụng cụ đánh đàn guitar và thậm chí cả cái gãi lưng.
Tuy nhiên, những dịch vụ xa xỉ này không phải là lý do con người có những lớp sừng bọc ở đầu ngón tay. "Chúng ta có móng tay là bởi chúng ta là động vật cấp cao", John Hawks, nhà nhân chủng sinh vật học tại Đại học Wisconsin-Madison, Mỹ, nói.
"Hầu hết các loài thú đều có móng", Hawks nói. "Chúng sử dụng để nắm bắt, leo trèo, cào cấu và để đào hố".
Các nhà khoa học cho rằng các loài linh trưởng mất dần móng vuốt và có đầu ngón tay to hơn phủ sừng là để phù hợp với sự di chuyển. Móng vuốt có thể giúp nắm chắc khi leo trèo trên cây, nhưng chúng lại gây phiền phức khi chúng ta nắm những vật thể nhỏ hơn. Vì thế, các loài linh trưởng đã phát triển nên những đầu ngón tay to hơn để cầm nắm dễ dàng.
Khoảng 2,5 triệu năm trước, các bằng chứng hóa thạch đã cho thấy con người cổ đại sử dụng công cụ đá đầu tiên, đó cũng là khoảng thời gian tổ tiên chúng ta phát triển nên đầu ngón tay to hơn so với linh trưởng cổ đại. Ngày nay, con người lại có đầu ngón tay rộng hơn nữa so với các loài linh trưởng khác.
Móng tay ra đời là để hỗ trợ đầu ngón tay lớn hơn, hay đó là một biến chứng của việc mất dần móng thì vẫn chưa được rõ.
Một lý do khác cho sự ra đời của móng tay: chúng cũng là một cách để quảng cáo về sức khỏe. Việc thiếu chất dinh dưỡng có thể thay đổi màu móng tay, còn những lõm nhỏ trên móng có thể là dấu hiệu của bệnh vẩy nến.
M.T. (theo Livescience)