Xung quanh câu chuyện "Độc quyền nước sạch", độc giả NTB chia sẻ quan điểm:
Không gì là không thể. Chỉ có điều chúng ta có muốn làm hay không? Nói một cách lý thuyết, độc quyền sẽ hết đất sống nếu biết phân đoạn chuỗi cung cấp và xã hội hóa nó ở các phân đoạn đó. Ngành viễn thông trước đây cũng độc quyền, nhưng bây giờ, cho giữ số chuyển mạng là cung cách cũng khác xa. Với nước, điện, ta sẽ làm được nếu phân ra làm ít nhất 3 khúc: Khúc nguồn, khúc hạ tầng truyền tải, khúc tiêu thụ.
- Khúc nguồn: ai có khả năng đầu tư thì tham gia thoải mái, đủ tiêu chuẩn an toàn thì cho phép đấu nối;
- Khúc truyền tải: dùng nguồn ngân sách địa phương để đầu tư tùy theo nhu cầu và quy hoạch phân bổ dân cư;
- Khúc tiêu thụ: ai có khả năng đấu nối đến từng hộ dân thì tham gia. Một hộ có thể có nhiều nhà cung cấp chờ phục vụ. Người dân thích ai phục vụ mình thì đăng ký và trả tiền dịch vụ.
Xem nhiều trong ngày:
>Thầy Park vẫn giấu bài nên chỉ thắng Indonesia 3-1
> 'Không nhận ra tuyển Việt Nam 20 phút cuối gặp Indonesia'> Tôi đã dạy con đếm số khi mới 22 tháng tuổi như thế nào
> Âm thầm bán nước máy ô nhiễm cho dân
> Nên mua đất vùng ven rộng hay nhà trung tâm Sài Gòn tiện ích?
Nếu tổ chức được như trên, nguồn cung sẽ không còn chỉ phụ thuộc vào một nguồn. Nguồn nào không đảm bảo, dừng đấu nối, nguồn nào chất lượng tốt mua giá cao, nguồn nào chất lượng xấu mua giá thấp. Truyền tải được quản lý và phát triển bởi đơn vị quy hoạch công, lấy nguồn ngân sách công nên đảm bảo công bằng và chiến lược phát triển của địa phương. Tiêu thụ sẽ cạnh tranh nhau ở cung cách quản lý, đầu tư công nghệ để tránh thất thoát và sự tận tụy khi phục vụ người dân.
Để hiện thực hóa, đòi hỏi rất nhiều thứ, trong đó đặc biệt là xây dựng khung pháp lý, chính sách giá, chính sách, thủ tục đầu tư, đảm bảo sao cho các bên đều sống khỏe khi tham gia chuỗi cung ứng. Bằng không, nó cũng chỉ như một con hổ đẹp nhốt trong chuồng, ngắm thì được chứ đụng vào là "toi" ngay.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.