Trụ sở mới của Tòa án nhân dân tối cao được xây dựng tại số 43, phố Hai Bà Trưng, trên diện tích 6.417 m2 với quy mô 6 tầng nổi và 4 tầng hầm.
Dự án này được phê duyệt với tổng mức đầu tư trên 790 tỷ đồng. Theo ông Ngô Tiến Hùng, Chánh văn phòng Tòa án Nhân dân Tối cao, để có một bản thiết kế tối ưu, đảm bảo các yêu cầu hài hòa với kiến trúc cũ và nâng cao vị thế uy nghiêm của Tòa án, Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Tòa án Nhân dân Tối cao đã tổ chức thi thiết kế, lựa chọn chi tiết tối ưu ở các bản thiết kế dự thi để kết hợp, tạo thành một bản thiết kế hoàn chỉnh, hài hòa.
Trụ sở mới của Tòa án nhân dân tối cao được xây dựng tại số 43, phố Hai Bà Trưng, trên diện tích 6.417 m2 với quy mô 6 tầng nổi và 4 tầng hầm.
Dự án này được phê duyệt với tổng mức đầu tư trên 790 tỷ đồng. Theo ông Ngô Tiến Hùng, Chánh văn phòng Tòa án Nhân dân Tối cao, để có một bản thiết kế tối ưu, đảm bảo các yêu cầu hài hòa với kiến trúc cũ và nâng cao vị thế uy nghiêm của Tòa án, Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Tòa án Nhân dân Tối cao đã tổ chức thi thiết kế, lựa chọn chi tiết tối ưu ở các bản thiết kế dự thi để kết hợp, tạo thành một bản thiết kế hoàn chỉnh, hài hòa.
Công trình mới có phong cách kiến trúc tân cổ điển, giao thoa với kiến trúc Pháp của tòa nhà cũ tại số 48, phố Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm). Cả hai tòa nhà tạo thành một quần thể thống nhất, với một mặt quay ra phố Lý Thường Kiệt, một mặt quay ra phố Hai Bà Trưng.
Công trình do liên danh Công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định Xây dựng - Coninco và Công ty Inros Lackner Se (Đức) thiết kế.
Công trình mới có phong cách kiến trúc tân cổ điển, giao thoa với kiến trúc Pháp của tòa nhà cũ tại số 48, phố Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm). Cả hai tòa nhà tạo thành một quần thể thống nhất, với một mặt quay ra phố Lý Thường Kiệt, một mặt quay ra phố Hai Bà Trưng.
Công trình do liên danh Công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định Xây dựng - Coninco và Công ty Inros Lackner Se (Đức) thiết kế.
Khu vực vườn Công lý nhìn vào tòa nhà Pháp cổ - nơi làm việc của cán bộ, công chức Tòa án nhân dân tối cao. Tòa nhà này đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia ngày 13/12/2019.
Khu vực vườn Công lý nhìn vào tòa nhà Pháp cổ - nơi làm việc của cán bộ, công chức Tòa án nhân dân tối cao. Tòa nhà này đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia ngày 13/12/2019.
Giữa tòa nhà mới và tòa nhà cũ có khoảng vườn được đặt tên Công lý. Trong vườn trồng 2 cây tùng, một cây do Chủ tịch Quốc hội và một cây do Chánh án TANDTC trồng. Giữa vườn là đài phun nước với chữ Tâm màu vàng, tượng trưng cho "tấm lòng vàng, làm việc phải có tâm".
Giữa tòa nhà mới và tòa nhà cũ có khoảng vườn được đặt tên Công lý. Trong vườn trồng 2 cây tùng, một cây do Chủ tịch Quốc hội và một cây do Chánh án TANDTC trồng. Giữa vườn là đài phun nước với chữ Tâm màu vàng, tượng trưng cho "tấm lòng vàng, làm việc phải có tâm".
Hai tòa nhà đều được thiết kế đối xứng qua trục trung tâm, tạo sự cân bằng, đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ của công trình.
Theo lãnh đạo Tòa án Nhân dân Tối cao, công trình được thi công bởi Công ty Cổ phần Vinhomes; tư vấn quản lý dự án của Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng Chuyên ngành – Bộ Xây dựng; Công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng – Coninco làm giám sát.
Hai tòa nhà đều được thiết kế đối xứng qua trục trung tâm, tạo sự cân bằng, đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ của công trình.
Theo lãnh đạo Tòa án Nhân dân Tối cao, công trình được thi công bởi Công ty Cổ phần Vinhomes; tư vấn quản lý dự án của Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng Chuyên ngành – Bộ Xây dựng; Công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng – Coninco làm giám sát.
Khu vực sảnh hội trường lớn được thiết kế với sàn lát đá hoa văn lớn giữa phòng.
Phòng xử của Hội đồng toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại tầng 6 tòa nhà. Phần trần của phòng xử là đỉnh mái vòm của toà nhà, lấy ánh sáng tự nhiên với ý nghĩa việc xét xử của Toà án là độc lập, công khai, minh bạch.
Phòng xử của Hội đồng toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại tầng 6 tòa nhà. Phần trần của phòng xử là đỉnh mái vòm của toà nhà, lấy ánh sáng tự nhiên với ý nghĩa việc xét xử của Toà án là độc lập, công khai, minh bạch.
Hội trường lớn có thể đáp ứng được các yêu cầu về sức chứa khoảng 600 người, phục vụ các cuộc họp quan trọng trong nước và quốc tế.
Hội trường lớn có thể đáp ứng được các yêu cầu về sức chứa khoảng 600 người, phục vụ các cuộc họp quan trọng trong nước và quốc tế.
Trần hội trường lớn bố trí 2 giếng trời để lấy ánh sáng tự nhiên từ Vườn Công lý. Phía trên giếng trời là hệ thống kính cản sáng tự động.
Trần hội trường lớn bố trí 2 giếng trời để lấy ánh sáng tự nhiên từ Vườn Công lý. Phía trên giếng trời là hệ thống kính cản sáng tự động.
Phòng xử của Hội đồng 5 Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại tầng 1.
Cùng với trụ sở tại 48 Lý Thường Kiệt, trụ sở mới Tòa án nhân dân tối cao được đưa vào sử dụng sẽ bảo đảm chỗ làm việc cho các đơn vị trực thuộc.
Phòng xử của Hội đồng 5 Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại tầng 1.
Cùng với trụ sở tại 48 Lý Thường Kiệt, trụ sở mới Tòa án nhân dân tối cao được đưa vào sử dụng sẽ bảo đảm chỗ làm việc cho các đơn vị trực thuộc.
Phòng khánh tiết, nơi tiếp đón các vị khách đến thăm và làm việc tại Tòa án Nhân dân Tối cao.
Các chi tiết nhỏ tinh tế như trang trí, cách điệu, hoa văn, tranh treo tường được Hội đồng, lãnh đạo Ban cán sự Đảng Tòa án Nhân dân Tối cao phê duyệt, thông qua trước khi thi công.
Phòng khánh tiết, nơi tiếp đón các vị khách đến thăm và làm việc tại Tòa án Nhân dân Tối cao.
Các chi tiết nhỏ tinh tế như trang trí, cách điệu, hoa văn, tranh treo tường được Hội đồng, lãnh đạo Ban cán sự Đảng Tòa án Nhân dân Tối cao phê duyệt, thông qua trước khi thi công.
Trụ sở mới của Tòa án Nhân dân Tối cao nhìn từ đường Hai Bà Trưng.
Công trình khởi công từ ngày 17/9/2019, hoàn thành sau gần 400 ngày đêm thi công liên tục.
Trụ sở mới của Tòa án Nhân dân Tối cao nhìn từ đường Hai Bà Trưng.
Công trình khởi công từ ngày 17/9/2019, hoàn thành sau gần 400 ngày đêm thi công liên tục.
Giang Huy