Cầu ngói Thanh Toàn ở làng Thanh Thủy Chánh, xã Thủy Thanh, được xây dựng năm 1776 theo lối thượng gia hạ kiều (trên nhà, dưới cầu), dài 18,75 m, rộng 5,82 m, chia làm 7 gian. Hai bên cầu có hai dãy bục gỗ và lan can để ngồi tựa lưng. Trên cầu có mái che, lợp ngói lưu ly.
Công trình được đánh giá có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam, được Bộ Văn hóa Thể thao cấp bằng công nhận di tích cấp quốc gia năm 1990.
Cầu ngói Thanh Toàn ở làng Thanh Thủy Chánh, xã Thủy Thanh, được xây dựng năm 1776 theo lối thượng gia hạ kiều (trên nhà, dưới cầu), dài 18,75 m, rộng 5,82 m, chia làm 7 gian. Hai bên cầu có hai dãy bục gỗ và lan can để ngồi tựa lưng. Trên cầu có mái che, lợp ngói lưu ly.
Công trình được đánh giá có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam, được Bộ Văn hóa Thể thao cấp bằng công nhận di tích cấp quốc gia năm 1990.
Sau nhiều năm xuống cấp, tháng 4/2020, cầu ngói Thanh Toàn được hạ giải để trùng tu với tổng kinh phí 13,1 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thị xã Hương Thủy làm chủ đầu tư. Sau 10 tháng thi công, đầu tháng 2, di tích đã hoạt động trở lại.
Việc tu bổ dựa trên nguyên tắc tận dụng tối đa nguyên bản, vật liệu gốc. Trước đó, đơn vị đã xin ý kiến Cục Di sản văn hóa, hỏi ý kiến của các cơ quan văn hóa về phương án trùng tu. Công trình do Hội Di sản văn hóa Việt Nam thiết kế, Công ty Cổ phần tu bổ di tích Huế thi công.
Sau nhiều năm xuống cấp, tháng 4/2020, cầu ngói Thanh Toàn được hạ giải để trùng tu với tổng kinh phí 13,1 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thị xã Hương Thủy làm chủ đầu tư. Sau 10 tháng thi công, đầu tháng 2, di tích đã hoạt động trở lại.
Việc tu bổ dựa trên nguyên tắc tận dụng tối đa nguyên bản, vật liệu gốc. Trước đó, đơn vị đã xin ý kiến Cục Di sản văn hóa, hỏi ý kiến của các cơ quan văn hóa về phương án trùng tu. Công trình do Hội Di sản văn hóa Việt Nam thiết kế, Công ty Cổ phần tu bổ di tích Huế thi công.
Các hoa văn trang trí trên cầu ngói được giữ nguyên theo kết cấu ban đầu. Đó là hệ thống rồng, phượng được khảm sành sứ.
Các hoa văn trang trí trên cầu ngói được giữ nguyên theo kết cấu ban đầu. Đó là hệ thống rồng, phượng được khảm sành sứ.
Hoa văn trên cầu ngói theo lối trang trí như ở các công trình xưa của triều Nguyễn.
Để tạo nét đẹp về đêm cho di tích, hệ thống đèn led được lắp đặt xung quanh cầu.
Khu vực đặt án thờ được sơn son thiếp vàng, đặt ngay giữa cầu. Để tôn vinh bà Trần Thị Ðạo, người cúng tiền cho làng Thanh Thủy Chánh xây dựng cầu ngói Thanh Toàn, năm 1925, vua Khải Định đã ban sắc phong trần cho bà và lệnh cho dân lập bàn thờ ngay trên cầu để thờ cúng.
Khu vực đặt án thờ được sơn son thiếp vàng, đặt ngay giữa cầu. Để tôn vinh bà Trần Thị Ðạo, người cúng tiền cho làng Thanh Thủy Chánh xây dựng cầu ngói Thanh Toàn, năm 1925, vua Khải Định đã ban sắc phong trần cho bà và lệnh cho dân lập bàn thờ ngay trên cầu để thờ cúng.
Hàng ngày, người dân làng Thanh Thủy Chánh và du khách tìm về cầu ngói hóng mát, ngắm sông nước, ruộng lúa.
Thời gian tới, chính quyền thị xã Hương Thủy sẽ tổ chức chợ quê, các trò chơi dân gian ở khu vực này để thu hút khách tham quan.
Hàng ngày, người dân làng Thanh Thủy Chánh và du khách tìm về cầu ngói hóng mát, ngắm sông nước, ruộng lúa.
Thời gian tới, chính quyền thị xã Hương Thủy sẽ tổ chức chợ quê, các trò chơi dân gian ở khu vực này để thu hút khách tham quan.
Võ Thạnh