Từ khi theo học Trường Quốc tế Saigon Pearl (ISSP) giảng dạy theo khung chương trình tú tài quốc tế, về nhà bé Nguyễn Thiên An, 7 tuổi, TP HCM thường dạy em trai 2 tuổi những bài hát ở trường mình đã học. Chị Ngân (mẹ bé An) mừng vì con gái có thể phụ giúp việc chăm em.
"Hai chị em cùng hát, nhảy điệu vòng quanh thế giới. Thỉnh thoảng, cả hai đố vui, học đọc, hiểu về thế giới qua câu chuyện thú vị. Từ một em bé nhút nhát, giờ con gái tôi tự tin, vui vẻ hơn rất nhiều", chị Ngân thông tin.
Tú tài quốc tế là chương trình giáo dục toàn diện, văn bằng có giá trị cao, được nhiều quốc gia công nhận. Theo tổ chức IBO, chương trình IB có 4 cấp bậc: chương trình Primary Years Programme (từ 3-12 tuổi); chương trình Middle Years Programme dành cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 10 (từ 11 đến 16 tuổi); chương trình Diploma Programme cho học sinh từ 16 đến 19 tuổi.
Trường ISSP hiện là trường ứng viên giảng dạy chương trình tú tài quốc tế bậc tiểu học (IB PYP), tập trung vào sự phát triển toàn diện của trẻ. Chương trình không chỉ gói gọn trong lớp học, mà bao gồm nhiều phương pháp nhằm giúp trẻ khám phá thế giới bên ngoài, qua đó, phát triển kỹ năng, trau dồi cảm xúc xã hội.
Học sinh học chủ đề giáo dục liên ngành
Trong một buổi học của lớp 3R tại Trường Quốc tế Saigon Pearl (ISSP), cô Roisin xếp học sinh thành từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm sẽ có những hoạt động khác nhau nhằm trau dồi các kỹ năng và kiến thức khác nhau, tùy vào năng lực của từng em. Bảo Nam và David cùng học địa lý thông qua các trò chơi trên Ipad, Thu Quỳnh, Katy và Masha cùng giải các câu đố tiếng Anh.
Chương trình IB thiết kế như chương trình giáo dục toàn diện, vừa tập trung vào từng môn học, hoạt động để nâng cao khả năng suy luận, giải quyết các vấn đề phức tạp, vừa giúp các em phát triển thể chất và tinh thần lành mạnh, giúp các em phát triển không chỉ khi đang học tại trường mà còn trong tương lai sau này.
![Chương trình giảng dạy cân bằng giúp trẻ trau dồi kiến thức, kỹ năng và phát triển cảm xúc xã hội. Ảnh: Trường ISSP](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2022/02/28/1-1646042243-8367-1646043210.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=LmkKKpOl3yNNkWQ5-g3W-w)
Chương trình giảng dạy cân bằng giúp trẻ trau dồi kiến thức, kỹ năng và phát triển cảm xúc xã hội. Ảnh: Trường ISSP
Chương trình tú tài quốc tế bậc Tiểu học (IB PYP) bao gồm 6 chủ đề liên ngành giúp trẻ có cơ hội trải nghiệm một chương trình giảng dạy cân bằng.
Đầu tiên các bé sẽ biết Chúng ta là ai. Với chủ đề này, học sinh sẽ học về những điều tạo nên con người và các mối quan hệ mà con người xây dựng. Ngoài ra, các em hiểu về mối quan hệ xung quanh như: gia đình, xã hội và văn hóa cũng như các quyền và trách nhiệm của mình.
Chủ đề thứ hai Chúng ta đang ở đâu về không gian và thời gian, học sinh sẽ được định hướng về địa điểm và thời gian, khám phá về lịch sử và quá trình di cư của một sự vật hay sự việc. Với chủ đề Cách chúng ta thể hiện bản thân sẽ cho phép học sinh khám phá và thể hiện ý tưởng, cảm xúc, văn hóa, niềm tin, giá trị của mình.
Khi hiểu rõ về bản thân, chủ đề thứ tư, trẻ tiếp cận Thế giới hoạt động như thế nào. Bé có cơ hội khám phá thế giới tự nhiên, quy luật, tìm hiểu sự tương tác giữa thế giới tự nhiên và xã hội loài người. Tiếp theo, học sinh tìm hiểu về tính liên kết của các hệ thống và cộng đồng do con người tạo ra qua chủ đề Cách chúng ta tổ chức.
Cuối cùng, Chia sẻ hành tinh - chủ đề thứ sáu của IB PYP cho học sinh có cơ hội phát triển sự hiểu biết về "Chia sẻ hành tinh", nhằm phát triển các em thành những công dân có trách nhiệm với xã hội.
![Trẻ mầm non tại trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) đọc sách trong giờ học. Ảnh: ISSP.](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2022/02/28/issp-web-pics-05-1644546461-6412-1646043210.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=nF_RdcoP8s4bo4FQmTo97g)
Trẻ mầm non tại trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) đọc sách trong giờ học. Ảnh: ISSP.
Phát triển đa kỹ năng
Trong chương trình tú tài quốc tế bậc tiểu học (IB PYP), học sinh là trung tâm. Tiếng nói của các bé được lắng nghe và tôn trọng. Giáo viên luôn tạo ra những trải nghiệm học tập đích thực.
Theo đó, ở mỗi độ tuổi sẽ có các bài học khác nhau. Bài giảng được "cá nhân hóa" để thích hợp với từng học sinh, giúp phát huy thế mạnh, khắc phục điểm yếu, hỗ trợ phát triển toàn diện. Điều này giúp học sinh phát triển hoàn thiện kỹ năng, có cơ hội trở thành công dân toàn cầu.
Thầy Lester Stephens, Hiệu trưởng Trường Quốc tế Saigon Pearl (ISSP) chia sẻ, tìm kiếm một môi trường phù hợp để các con phát triển toàn diện là một trong những quyết định quan trọng nhất của bậc phụ huynh và không hề dễ dàng. Theo đuổi tôn chỉ giáo dục là tạo ra cảm hứng giúp học sinh xây dựng niềm tin vào bản thân, trao quyền cho mỗi em tiến tới thành công.
Tại trường ISSP, nền giáo dục hướng đến 3 nội dung chính: mang đến sự thành công trong học tập; nuôi dưỡng một tầm nhìn toàn cầu; xây dựng tính cách cá nhân. Nhà trường cam kết phát triển tâm trí và khối óc của học sinh, trọng tâm của chương trình tú tài quốc tế là phát triển các yếu tố cần thiết để học sinh trở thành người luôn hỏi, cởi mở, có kiến thức uyên thâm, người dám nhận rủi ro, nhà ngoại giao, biết cân bằng, có nguyên tắc và có khả năng nghiền ngẫm.
Các em sẽ theo đuổi những nguyên tắc giáo dục vượt qua sự phát triển trí tuệ, thành công trong học tập thông thường. Các em tôn trọng bản thân và thế giới xung quanh, theo đúng châm ngôn: "Một học sinh được giáo dục là học sinh biết tạo ra mối liên hệ với các môn học, liên hệ với những điều trong cuộc sống".
Các bé sẽ trở thành những người ham học hỏi, hiểu biết; biết đào sâu suy nghĩ, giỏi giao tiếp, cởi mở, có nguyên tắc, biết quan tâm, dám mạo hiểm, luôn cân bằng, và biết suy ngẫm. Đây là 10 tố chất mà Tổ Chức Tú Tài Quốc Tế (IBO) đánh giá học sinh sẽ dễ dàng vượt qua thử thách và thành công trong tương lai nếu từ nhỏ được rèn luyện tố chất của một công dân ưu tú toàn cầu.
![Học sinh sẽ dễ dàng vượt qua thử thách và thành công trong tương lai. Ảnh: Trường ISSP](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2022/02/28/playground-1-1646042304-1512-1646043210.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=MD71EtpJtjVbkCMAAyvAgQ)
Học sinh sẽ dễ dàng vượt qua thử thách và thành công trong tương lai. Ảnh: Trường ISSP
Trẻ phát triển tư duy sáng tạo, phản biện
Với chương trình IB, giáo viên là người hướng dẫn, cung cấp cho học sinh kiến thức để các em sử dụng. Học sinh không học theo phương pháp ghi chép, lắng nghe bài giảng của giáo viên, mà các em sẽ chủ động quyết định mình sẽ học cái gì, học như thế nào. Khi đó, trẻ sẽ có nhiều động lực để học, tự lập ra kế hoạch, lộ trình học tập, tìm cách học phù hợp, thúc đẩy phát triển tư duy phản biện.
Chương trình IB đặt ra các tiêu chuẩn cao về giáo dục và nhấn mạnh tư duy sáng tạo, phản biện. 4 khía cạnh chương trình chú trọng phát triển gồm trí tuệ, cảm xúc, cá nhân, các kỹ năng mềm để phát triển khả năng học tập trong môi trường quốc tế.
Lê Nguyễn