Theo thầy Hoàng Xuân Chinh, Trường THCS - THPT Vinschool, giáo viên Địa lý tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI, thời lượng dạy học môn Lịch sử và Địa lý 6 theo chương trình mới sẽ tăng lên 105 tiết (trong đó 52,5 tiết dành cho phân môn Lịch sử và 52,5 tiết dành cho phân môn Địa lý) thay vì 35 tiết mỗi môn theo chương trình hiện hành.

Thầy Hoàng Xuân Chinh, giáo viên Địa lý tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI.
Ưu điểm của chương trình Địa lý và Lịch sử 6
Môn học sẽ giảm nội dung kiến thức hàn lâm, kênh chữ, tăng cường sử dụng kênh hình, tư liệu gắn với yêu cầu hoạt động, dự án học tập hoặc câu hỏi để định hướng học sinh tự khai thác. Qua đó, học sinh phát triển các năng lực, phẩm chất chung như: tự học, sáng tạo; giao tiếp, kết nối và các năng lực chuyên môn nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức tự nhiên và xã hội.
Với phân môn Lịch sử, học sinh có thể hình thành và phát triển các năng lực như: chủ động tìm hiểu, nhận diện các tư liệu lịch sử, tái hiện, phân tích và trình bày, liên hệ vận dụng bài học lịch sử vào thực tiễn.
Với phân môn Địa lý, chương trình mới bổ sung thêm nội dung về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Do đó, bên cạnh năng lực về phân tích, lý giải các hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội, học sinh còn được học về tự nhiên để hiểu mối quan hệ giữa chúng với con người, từ đó có cách ứng xử đúng đắn, chung sống hòa hợp với tự nhiên.
Thầy Chinh cũng cho biết trong bài giảng môn Lịch sử và Địa lý 6 tại HOCMAI, giáo viên bám sát các nội dung kiến thức trọng tâm, chú trọng đến tính thực tiễn và tăng khả năng tự nghiên cứu, tìm hiểu, vận dụng kiến thức thông qua các hoạt động, dự án học tập trên lớp.
Ví dụ, trong chương Bản đồ của phân môn Địa lý, học sinh được rèn kĩ năng đọc các thông tin trên bản đồ, ý nghĩa của bảng chú giải, xác định các đối tượng trên bản đồ, tính khoảng cách thực tế trên bản đồ. Đặc biệt, các em còn được hướng dẫn để tự thành lập một lược đồ trí nhớ, gắn liền với cuộc sống của các em.
Học sinh tự nghiên cứu, suy luận để phát hiện kiến thức
Trong chương trình Địa lý và Lịch sử 6, giáo viên tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh thông qua thảo luận, đóng vai, dự án,... Từ đó, khơi dậy và nuôi dưỡng trí tò mò, sự ham hiểu biết khám phá đối với thiên nhiên và đời sống xã hội, đồng thời, hình thành năng lực tự học và khả năng vận dụng tri thức địa lý vào thực tiễn.
Trong các bài giảng Chương trình Học Tốt 6 theo chương trình mới tại HOCMAI, giáo viên đã vận dụng tối đa các phương pháp dạy học trên. Tận dụng lợi thế từ công nghệ, mỗi bài giảng đều có các tư liệu dạy học trực quan, sinh động từ hình ảnh, bản đồ, lược đồ, bảng số liệu, dữ kiện,... Thầy cô cũng luôn đưa ra các tình huống gắn liền với thực tiễn để học sinh suy ngẫm, tìm tòi và phát triển tư duy bản thân.
Ví dụ, để tìm hiểu về vai trò của Bản đồ, giáo viên đưa ra tình huống: Hãy dựa vào bản đồ và tìm ra con đường đi ngắn nhất từ địa điểm A đến địa điểm B hay xác định phương hướng di chuyển từ điểm A đến điểm B. Trong chủ đề "Tài nguyên sinh vật", học sinh được đề xuất các giải pháp để bảo vệ tài nguyên sinh vật trên Trái Đất. Hoặc, trong chủ đề "Con người và thiên nhiên", học sinh phân tích và lấy ví dụ cụ thể về các hành động của con người có tác động tiêu cực đến thiên nhiên.
Với việc tích hợp hai phân môn, học sinh cần nâng cao tự tìm hiểu, tự khám phá, không thụ động tiếp thu những tri thức sắp đặt sẵn, biết cách sử dụng sách giáo khoa, các tài liệu học tập để có phương pháp học và cách tiếp cận môn học hiệu quả như tăng cường hình thức học tập thảo luận, hợp tác theo nhóm, đóng vai; chủ động tham gia trải nghiệm, sáng tạo...
Bên cạnh đó, thầy Hoàng Xuân Chinh đưa ra lời khuyên, để đạt được hiệu quả cao nhất, phụ huynh nên đồng hành cùng con trong các dự án học tập, nắm được định hướng, mục tiêu của chương trình tổng thể, từ đó, khuyến khích, động viên con chủ động trong việc tìm hiểu, tự khám phá kiến thức.
Thiên Minh
Ảnh: HOCMAI