Địa đạo Kỳ Anh (xã Kỳ Anh, nay xã Tam Thăng, TP Tam Kỳ, Quảng Nam) dài 32 km, rộng 0,5- 0,8 m, cao 0,8-1m, được biết đến là chiến hào lớn thứ ba cả nước, sau Củ Chi và Vịnh Mốc.
Địa đạo Kỳ Anh (xã Kỳ Anh, nay xã Tam Thăng, TP Tam Kỳ, Quảng Nam) dài 32 km, rộng 0,5- 0,8 m, cao 0,8-1m, được biết đến là chiến hào lớn thứ ba cả nước, sau Củ Chi và Vịnh Mốc.
Bà Nguyễn Thị Bông (77 tuổi) kể, tháng 8/1964, quân dân xã Kỳ Anh đứng lên giải phóng quê nhà. Sau đó địch về làng bắt bớ, càn quét. Nhiều cán bộ cách mạng và người dân bị tra tấn, giết chết.
“Tháng 5/1965, bộ đội, du kích và người dân đào địa đạo để trú ẩn, nuôi giấu cán bộ, đến năm 1967 hoàn thành”, bà Bông cho biết.
Bà Nguyễn Thị Bông (77 tuổi) kể, tháng 8/1964, quân dân xã Kỳ Anh đứng lên giải phóng quê nhà. Sau đó địch về làng bắt bớ, càn quét. Nhiều cán bộ cách mạng và người dân bị tra tấn, giết chết.
“Tháng 5/1965, bộ đội, du kích và người dân đào địa đạo để trú ẩn, nuôi giấu cán bộ, đến năm 1967 hoàn thành”, bà Bông cho biết.
Theo bà Bông, dưới nền cát trắng gần 1m có lớp đất cứng. Cứ 12h đêm, đàn ông mang búa, đục xè beng đào bới. Đàn bà, thiếu niên mang đất cát đi cất giấu đến 3h sáng kết thúc. “Mọi công việc phải hoàn toàn bí mật, nếu địch phát hiện sẽ bị giết”, bà Bông chia sẻ.
Theo bà Bông, dưới nền cát trắng gần 1m có lớp đất cứng. Cứ 12h đêm, đàn ông mang búa, đục xè beng đào bới. Đàn bà, thiếu niên mang đất cát đi cất giấu đến 3h sáng kết thúc. “Mọi công việc phải hoàn toàn bí mật, nếu địch phát hiện sẽ bị giết”, bà Bông chia sẻ.
Địa đạo quanh co uốn khúc, nhiều ngõ ngách, chạy khắp thôn xóm trong toàn xã. Dọc tuyến có nhiều hầm cứu thương, hầm chỉ huy, hầm tác chiến, hầm chứa lương thực…
Địa đạo quanh co uốn khúc, nhiều ngõ ngách, chạy khắp thôn xóm trong toàn xã. Dọc tuyến có nhiều hầm cứu thương, hầm chỉ huy, hầm tác chiến, hầm chứa lương thực…
Miệng hầm nằm trong nhà dân, giàn bếp, chuồng bò, đình, bụi tre, cây rơm, gốc cây và được ngụy trang cẩn thận.
Miệng hầm nằm trong nhà dân, giàn bếp, chuồng bò, đình, bụi tre, cây rơm, gốc cây và được ngụy trang cẩn thận.
Ngoài việc nuôi giấu lực lượng cách mạng, địa đạo là nơi tổ chức sơ cấp cứu thương binh, nơi tiếp tế lương thực cho lực lượng vũ trang quân khu.
Ngoài việc nuôi giấu lực lượng cách mạng, địa đạo là nơi tổ chức sơ cấp cứu thương binh, nơi tiếp tế lương thực cho lực lượng vũ trang quân khu.
Một miệng hầm nằm trong nền nhà dân để nuôi giấu bộ đội. Lịch sử ghi lại, từ năm 1965 đến 1975, quân và dân Kỳ Anh đánh địch 1.052 trận, tiêu diệt hơn 3.700 tên. 3 máy bay, 15 xe quân sự của địch cũng bị bắn rơi tại xã này.
Một miệng hầm nằm trong nền nhà dân để nuôi giấu bộ đội. Lịch sử ghi lại, từ năm 1965 đến 1975, quân và dân Kỳ Anh đánh địch 1.052 trận, tiêu diệt hơn 3.700 tên. 3 máy bay, 15 xe quân sự của địch cũng bị bắn rơi tại xã này.
Cửa lên xuống địa đạo nằm dưới cây rơm phủ kín, cách làm này đã khiến quân địch không phát hiện.
Năm 1997, địa đạo Kỳ Anh được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia. Đầu tháng 6, tỉnh Quảng Nam tổ chức khai trương điểm du lịch di tích lịch sử này.
Năm 1997, địa đạo Kỳ Anh được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia. Đầu tháng 6, tỉnh Quảng Nam tổ chức khai trương điểm du lịch di tích lịch sử này.
Ông Huỳnh Kim Ta, Ban quản lý di tích địa đạo Kỳ Anh cho biết, chiến tranh kết thúc, địa đạo bị sụt lún hư hỏng nhiều. “Hiện mới có khoảng 500 m được khôi phục, đưa vào sử dụng”, ông Ta nói.
Ông Huỳnh Kim Ta, Ban quản lý di tích địa đạo Kỳ Anh cho biết, chiến tranh kết thúc, địa đạo bị sụt lún hư hỏng nhiều. “Hiện mới có khoảng 500 m được khôi phục, đưa vào sử dụng”, ông Ta nói.
Đắc Thành