Phố Hiến rộng khoảng 5 km2, là một di tích lịch sử ở TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Theo trang Thông tin Đối ngoại tỉnh Hưng Yên, sử sách ghi lại, những điều kiện thuận lợi về địa hình dòng chảy của các con sông như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đáy đã giúp Phố Hiến trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của xứ Đàng ngoài vào khoảng thế kỷ XVII - XVIII.
Với vị trí trung chuyển và là cửa ngõ của mọi tuyến giao thương từ vùng biển Bắc Bộ đi sâu vào đất liền tới kinh thành Thăng Long và các vùng sâu hơn của xứ Đàng trong, Phố Hiến thời bấy giờ đóng vai trò như một thương cảng quan trọng bậc nhất với cảnh trên bến dưới thuyền, các thuyền buôn nước ngoài với trọng tải lớn thường xuyên đậu kín sông Xích Đằng.
Ngoài bến cảng, nơi đây còn mang diện mạo của một đô thị kinh tế với tổ hợp bến cảng, chợ, khu phường phố và hai thương điếm (văn phòng đại diện kiêm nhà kho) của Anh và Hà Lan. Phố Hiến xưa còn được mệnh danh là "tiểu Tràng An" do cũng có sự hình thành các phố phường sầm uất như Thăng Long - Kẻ Chợ.
Nếu như kinh thành Thăng Long có 36 phố phường thì Phố Hiến có hơn 20 phường thị và các cửa hiệu buôn bán nổi tiếng như Tân Thị, Tiên Miếu, Hậu Trường. Đến nay, dân gian vẫn truyền tai nhau câu nói "Thứ nhất Kinh Kỳ/ Thứ nhì Phố Hiến" để chỉ sự sầm uất của thương cảng này. Sau thời kỳ phồn thịnh, Phố Hiến bước vào quá trình suy thoái, bắt đầu từ thế kỷ 19.
Câu 3: Ngôi chùa nào ở Phố Hiến được mệnh danh là "Phố Hiến đệ nhất danh thắng"?