Thực tế, người sử dụng ôtô hay xe máy thường không tận dụng bảo hiểm bắt buộc. Cụ thể, khi ta gây thiệt hại cho xe khác do va chạm thì gọi đơn vị bảo hiểm đến lập biên bản thỏa thuận bồi thường, làm như vậy thì bảo hiểm sẽ thanh toán 70% chi phí, phần còn lại sẽ do người gây tai nạn thanh toán. Còn nếu muốn được bảo hiểm bồi thường 100% thì cần có công an địa phương nơi xảy ra va chạm lập biên bản, việc làm này khá mệt mỏi và phải tốn chi phí lưu kho phương tiện, chi phí đi lại giải quyết công việc.
Trước đây tôi thường mua bảo hiểm thân vỏ xe. Nhưng thời gian trước, xe tôi bị một xe tải va chạm và hai bên thỏa thuận bồi thường. Xe tải chỉ có bảo hiểm bắt buộc, nên phía bảo hiểm xe tải chỉ bồi thường cho tôi 70% giá trị sữa chữa. Xe tôi móp cản sau và vỡ đèn hậu, chi phí làm tại hãng gần 5 triệu.
Từ sau đó tôi không mua bảo hiểm thân vỏ xe nữa vì mỗi lần khai báo với bảo hiểm rất nhiêu khê, mỗi lần phải tốn thêm 500.000 đồng chi trả. Nếu khai xe mình và xe khác va chạm mà không có biên bản được lập để phân định xe nào có lỗi thì bảo hiểm không bồi thường. Đặc biệt, khi bị thủy kích còn rắc rối hơn do rất khó xác định khi xe ngập nước chết máy có ai khởi động lại máy hay không.
Độc giả Huỳnh Anh Vũ
VnExpress sẽ tổ chức toạ đàm Car Talks số 3 với chủ đề "Bảo hiểm thân vỏ ôtô dễ mua, khó đòi?" vào 20h-21h thứ 4, ngày 12/10. Các diễn giả là chuyên gia bảo hiểm và người bán ô tô nhiều kinh nghiệm sẽ làm rõ các thắc mắc của người dùng xe hơi về bảo hiểm thân vỏ. Độc giả có thể đặt câu hỏi cho các diễn giả dưới phần Bình luận. |