Xã Phúc Trạch là thủ phủ của cây dó bầu (hay còn gọi là dó trầm) ở Hà Tĩnh, với gần 2.000 hộ sản xuất. Trung bình mỗi hộ sở hữu từ một sào đến vài chục ha đất, trồng từ 50 đến hàng nghìn cây.
Cây dó bầu trưởng thành cao trung bình 20 m, đường kính 30-40 cm, tán rộng 8-10 m. Sau 7-10 năm, thân cây xuất hiện nhiều lỗ nghĩa là có trầm tự nhiên, được giữ nguyên. Các lỗ hình thành do bị sâu đục thân tấn công, buộc cây tiết tinh dầu bảo vệ, từ đó tạo ra gỗ trầm (gỗ ngấm tinh dầu).
Với cây không có lỗ, người dân bắt đầu khoan, đục lỗ trên thân, bôi dầu vào để kích thích cây tạo dầu, gỗ trầm (trầm nhân tạo). Sau 2,5 năm, những cây đã khoan lỗ có thể cho thu hoạch.
Gỗ trầm được chế tác, trưng bày trong nhà, làm các đồ trang sức, mỹ nghệ. Tinh dầu trầm có tác dụng cải thiện bệnh viêm khớp, bệnh tiêu hóa, giảm hen suyễn và chăm sóc răng miệng…
Xã Phúc Trạch là thủ phủ của cây dó bầu (hay còn gọi là dó trầm) ở Hà Tĩnh, với gần 2.000 hộ sản xuất. Trung bình mỗi hộ sở hữu từ một sào đến vài chục ha đất, trồng từ 50 đến hàng nghìn cây.
Cây dó bầu trưởng thành cao trung bình 20 m, đường kính 30-40 cm, tán rộng 8-10 m. Sau 7-10 năm, thân cây xuất hiện nhiều lỗ nghĩa là có trầm tự nhiên, được giữ nguyên. Các lỗ hình thành do bị sâu đục thân tấn công, buộc cây tiết tinh dầu bảo vệ, từ đó tạo ra gỗ trầm (gỗ ngấm tinh dầu).
Với cây không có lỗ, người dân bắt đầu khoan, đục lỗ trên thân, bôi dầu vào để kích thích cây tạo dầu, gỗ trầm (trầm nhân tạo). Sau 2,5 năm, những cây đã khoan lỗ có thể cho thu hoạch.
Gỗ trầm được chế tác, trưng bày trong nhà, làm các đồ trang sức, mỹ nghệ. Tinh dầu trầm có tác dụng cải thiện bệnh viêm khớp, bệnh tiêu hóa, giảm hen suyễn và chăm sóc răng miệng…
Tại xã Phúc Trạch có nhiều hợp tác xã và hộ gia đình chế tác, kinh doanh trầm. Hàng tuần, họ đến đặt vấn đề với các chủ vườn mua cây dó bầu, sau đó thuê công nhân cắt tỉa cành, cưa khúc đem bỏ lên xe tải chở về.
Cây dó bầu tươi giá thấp nhất một triệu đồng, cao khoảng 70 triệu đồng. Một số cây lâu năm, quý hiếm bán hơn 200 triệu đồng.
Tại xã Phúc Trạch có nhiều hợp tác xã và hộ gia đình chế tác, kinh doanh trầm. Hàng tuần, họ đến đặt vấn đề với các chủ vườn mua cây dó bầu, sau đó thuê công nhân cắt tỉa cành, cưa khúc đem bỏ lên xe tải chở về.
Cây dó bầu tươi giá thấp nhất một triệu đồng, cao khoảng 70 triệu đồng. Một số cây lâu năm, quý hiếm bán hơn 200 triệu đồng.
Anh Nguyễn Xuân Thủy (46 tuổi, góc trái) đang đẽo khúc gỗ để tìm trầm bên trong. Hợp tác xã sản xuất trầm hương Hiền Linh, nơi anh Thủy đang làm Phó giám đốc, chuyên bán trầm hương và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ trầm, với 5-6 nhân công làm việc thường xuyên.
Anh Nguyễn Xuân Thủy (46 tuổi, góc trái) đang đẽo khúc gỗ để tìm trầm bên trong. Hợp tác xã sản xuất trầm hương Hiền Linh, nơi anh Thủy đang làm Phó giám đốc, chuyên bán trầm hương và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ trầm, với 5-6 nhân công làm việc thường xuyên.
Khi đẽo khúc cây ra thành những miếng gỗ nhỏ, thấy xuất hiện trầm màu đen, thợ sẽ dừng lại. Họ sau đó dùng đục tỉa những phần gỗ trắng, để lại phần trầm màu đen. Thợ xoi, tỉa trầm thường là người trung niên, có kinh nghiệm, lương một ngày 250.000 đồng.
"Làm nghề này cần kiên trì. Với những mạch trầm uốn lượn, phải tỉ mẩn dùng đục sắt có móc nhỏ nạo từng chút gỗ. Gặp những khúc dó bầu lớn, mạch trầm phức tạp, tôi mất hàng chục ngày để tạo ra một khúc trầm cảnh đẹp", ông Phan Văn Minh, 53 tuổi, trú xã Phúc Trạch, nói.
Khi đẽo khúc cây ra thành những miếng gỗ nhỏ, thấy xuất hiện trầm màu đen, thợ sẽ dừng lại. Họ sau đó dùng đục tỉa những phần gỗ trắng, để lại phần trầm màu đen. Thợ xoi, tỉa trầm thường là người trung niên, có kinh nghiệm, lương một ngày 250.000 đồng.
"Làm nghề này cần kiên trì. Với những mạch trầm uốn lượn, phải tỉ mẩn dùng đục sắt có móc nhỏ nạo từng chút gỗ. Gặp những khúc dó bầu lớn, mạch trầm phức tạp, tôi mất hàng chục ngày để tạo ra một khúc trầm cảnh đẹp", ông Phan Văn Minh, 53 tuổi, trú xã Phúc Trạch, nói.
Những miếng trầm nguyên liệu được công nhân lấy ra từ cây dó bầu tại cơ sở Hiền Linh. Một kg trầm bán giá 10 triệu đồng trở lên.
Trung bình, một cây dó bầu cao khoảng 3 m, đường kính 2 cm, do người dân tự khoét lỗ, sẽ lấy ra được khoảng 4-5 lạng trầm. Với các cây dó bầu có lỗ tự nhiên thì khối lượng trầm không đồng nhất, khó đong đếm.
Những miếng trầm nguyên liệu được công nhân lấy ra từ cây dó bầu tại cơ sở Hiền Linh. Một kg trầm bán giá 10 triệu đồng trở lên.
Trung bình, một cây dó bầu cao khoảng 3 m, đường kính 2 cm, do người dân tự khoét lỗ, sẽ lấy ra được khoảng 4-5 lạng trầm. Với các cây dó bầu có lỗ tự nhiên thì khối lượng trầm không đồng nhất, khó đong đếm.
Khách hàng thường lấy miếng trầm nhỏ, châm lửa đốt để kiểm tra chất lượng hương thơm trước khi quyết định trả giá mua. "Trầm đạt tiêu chuẩn thường có mùi thơm dịu, chỉ người trong nghề mới có thể cảm nhận được", anh Bùi Thức Chính, trú xã Phúc Trạch, cho hay.
Khách hàng thường lấy miếng trầm nhỏ, châm lửa đốt để kiểm tra chất lượng hương thơm trước khi quyết định trả giá mua. "Trầm đạt tiêu chuẩn thường có mùi thơm dịu, chỉ người trong nghề mới có thể cảm nhận được", anh Bùi Thức Chính, trú xã Phúc Trạch, cho hay.
Nhiều người còn chế tác ra những cây trầm cảnh lớn để bán. Giá một cây trầm cảnh từ 2 triệu đồng đến hàng chục, hàng trăm triệu đồng, có những sản phẩm trị giá hơn một tỷ đồng.
"Trầm cảnh thường được những người có kinh tế, đam mê phong thủy mua về trang trí trong nhà hoặc dùng làm quà biếu. Đôi lúc họ mua theo cảm tính, thấy đẹp mắt là mua chứ không bận tâm nhiều đến giá cả", ông Phạm Anh Tuấn, 56 tuổi, trú thị trấn Hương Khê, chia sẻ.
Nhiều người còn chế tác ra những cây trầm cảnh lớn để bán. Giá một cây trầm cảnh từ 2 triệu đồng đến hàng chục, hàng trăm triệu đồng, có những sản phẩm trị giá hơn một tỷ đồng.
"Trầm cảnh thường được những người có kinh tế, đam mê phong thủy mua về trang trí trong nhà hoặc dùng làm quà biếu. Đôi lúc họ mua theo cảm tính, thấy đẹp mắt là mua chứ không bận tâm nhiều đến giá cả", ông Phạm Anh Tuấn, 56 tuổi, trú thị trấn Hương Khê, chia sẻ.
Khi lấy hết trầm, phần gỗ dăm và xác tỉa của cây dó bầu sẽ được phơi vài nắng để nấu tinh dầu, hoặc đem bỏ vào máy xay lấy bột làm nhang.
Khi lấy hết trầm, phần gỗ dăm và xác tỉa của cây dó bầu sẽ được phơi vài nắng để nấu tinh dầu, hoặc đem bỏ vào máy xay lấy bột làm nhang.
Nhang được sản xuất từ bột cây dó bầu có mùi thơm, không độc hại.
Người dân sẽ bỏ gỗ dăm và xác tỉa vào chảo lớn, sau đó nấu lên, nối vòi với nồi hơi để chưng cất ra tinh dầu.
Tinh dầu trầm hương có công dụng trong y học, giúp phòng nhiễm khuẩn. Theo ông Phạm Anh Tuấn, tinh dầu trầm giá trị kinh tế cao, giá hàng chục đến hàng trăm triệu đồng một lít, có thời điểm một lít bán xấp xỉ tiền tỷ.
Người dân sẽ bỏ gỗ dăm và xác tỉa vào chảo lớn, sau đó nấu lên, nối vòi với nồi hơi để chưng cất ra tinh dầu.
Tinh dầu trầm hương có công dụng trong y học, giúp phòng nhiễm khuẩn. Theo ông Phạm Anh Tuấn, tinh dầu trầm giá trị kinh tế cao, giá hàng chục đến hàng trăm triệu đồng một lít, có thời điểm một lít bán xấp xỉ tiền tỷ.
Ngoài lấy mảnh trầm bán, gỗ trầm còn được chế tác thành trang sức. Hiện, các gia đình và những cơ sở sản xuất trầm hương ở xã Phúc Trạch thường đem bán cho các khách hàng tại thị trường Huế, Quảng Bình, Khánh Hòa... Sau khi trừ chi phí nguyên liệu và nhân công, một hộ hoặc doanh nghiệp lãi từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi tháng.
Theo lãnh đạo xã Phúc Trạch, dó bầu là cây có giá trị kinh tế cao, chính quyền khuyến khích bà con phát triển. Hàng năm tổng số tiền thu về từ bán cây và chế tác sản phẩm trầm hương hơn 50 tỷ đồng.
Ngoài lấy mảnh trầm bán, gỗ trầm còn được chế tác thành trang sức. Hiện, các gia đình và những cơ sở sản xuất trầm hương ở xã Phúc Trạch thường đem bán cho các khách hàng tại thị trường Huế, Quảng Bình, Khánh Hòa... Sau khi trừ chi phí nguyên liệu và nhân công, một hộ hoặc doanh nghiệp lãi từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi tháng.
Theo lãnh đạo xã Phúc Trạch, dó bầu là cây có giá trị kinh tế cao, chính quyền khuyến khích bà con phát triển. Hàng năm tổng số tiền thu về từ bán cây và chế tác sản phẩm trầm hương hơn 50 tỷ đồng.
Đẽo cây dó bầu tìm trầm hương. Video: Đức Hùng
Đức Hùng