Các chuyên gia nhận định nCoV có thể lây qua các giọt bắn lơ lửng trong không khí trước khi đáp xuống bề mặt, đột biến làm virus dễ xâm nhập vào tế bào người.
Khả năng gây "siêu lây nhiễm" của nCoV chủng cũ từng được nhóm nghiên cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM và một số đơn vị, công bố trên Emerging Infectious Disease - tạp chí của CDC Mỹ. Theo nhóm nghiên cứu, một số giọt dịch siêu nhỏ dạng aerosol mang virus có thể rơi lơ lửng trong không khí một thời gian trước khi bám xuống bề mặt. Nếu nồng độ trong không khí dày đặc do môi trường khép kín, thông gió kém, nguy cơ lây nhiễm sẽ rất cao.
Nghiên cứu mới cho thấy biến thể nCoV mới ở Anh có tỷ lệ lây nhiễm 56% so với ước tính trước đó là 70%, và cần các biện pháp kiểm soát mới. Nghiên cứu được Trung tâm Mô hình toán học về các bệnh truyền nhiễm thuộc Trường Vệ sinh và Y học nhiệt đới London công bố ngày 22/12, chưa được tạp chí khoa học nào đánh giá.
Để giảm thiểu lây nhiễm Covid-19, các nhà khoa học khuyến nghị các tòa nhà cần bổ sung vào hệ thống thông gió hiện hữu các thiết bị lọc không khí. Theo đại diện Signify (tên mới của Philips Lighting), việc trang bị thêm đèn UV-C (đèn tia cực tím) để vô hiệu hóa các hạt virus trôi nổi trong nhà cũng là một trong những biện pháp có thể góp phần hỗ trợ phòng chống Covid-19.
"Việc phòng chống lây nhiễm qua đường không khí sẽ phức tạp và khó khăn hơn, tuy nhiên các biện pháp nói trên được cho là có thể tạo ra sự khác biệt", đại diện Signify khẳng định.
Trên thực tế, một số tòa nhà, bệnh viện, câu lạc bộ... đã bắt đầu lắp đặt các bộ đèn UV-C để khử trùng không khí và giảm thiểu rủi ro lây nhiễm bệnh qua đường hô hấp. Trong số đó có trung tâm tập luyện thể hình t' Klaslokaal tại Bloemendaal, Hà Lan. Để tạo môi trường tập luyện an toàn, phòng chống các mầm bệnh vô hình, chủ phòng tập gym này đã lắp đặt phía trên phòng tập những bộ đèn khử trùng không khí trên cao Philips UV-C, giúp làm sạch các dòng không khí lưu thông trong phòng.
Đây là các bộ đèn dạng gắn trần nhà, mỗi bộ được tích hợp 4 bóng đèn Philips PL-S TUV công suất 9W. Phía Signify đánh giá, chùm tia UV-C phát ra từ bóng đèn có bước sóng 253.7 nm, có khả năng bất hoạt các vi khuẩn, bào tử, nấm mốc... lơ lửng trong không khí. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, chùm tia UV-C được kiểm soát bằng chóa đèn và chụp đèn có thiết kế riêng, chỉ chiếu xạ không gian phía bên trên của căn phòng, không chiếu trực tiếp vào con người trong phòng.
"Điều này giúp các công ty, doanh nghiệp vừa kiểm soát dịch bệnh, vừa giữ cho hoạt động kinh doanh được tiếp diễn đồng thời loại trừ mầm bệnh vô hình, thân thiện với môi trường, không sản sinh ozone trong và sau khi sử dụng", đại diện hãng sản xuất đèn UV-C nói.
Giải pháp đèn khử trùng này được tập đoàn Signify giới thiệu vào Việt Nam cách đây không lâu, cùng với các giải pháp khử trùng bề mặt và khử trùng vật thể khác.
Trong nỗ lực chung tay cùng cộng đồng chống lại Covid-19, mới đây đại diện của Signify tại Việt Nam đã đến gặp đại diện TP Chí Linh và Trung tâm Y tế TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương, triển khai thử nghiệm sử dụng đèn khử trùng Philips UV-C tại bệnh viện dã chiến số 1, TP Chí Linh, Hải Dương.
Hà Thanh (Ảnh: Signify)